ích nêu trên. Anh vốn làm việc trong môi trường nước
ngoài, giữa 3 nhóm lợi ích giữa 3 nhóm cổ đông, khách hàng
và bên hữu quan dường như có nhiều điểm chung. Trong
bối cảnh của doanh nghiệp Việt Nam, anh vẫn quen với cách
tiếp cận quốc tế, trong khi cổ đông của doanh nghiệp Việt
Nam có yêu cầu rất khác biệt, đặc biệt là các công ty có
xuất phát điểm từ gia đình. Cổ đông chính thường là các
thành viên trong gia đình, Chủ tịch HĐQT cũng là thành viên
trong gia đình và dường như vẫn chưa quên được quyền lực
của chiếc ghế CEO. Để thỏa mãn cổ đông trong những
trường hợp này, ngoài hiệu quả đầu tư và lợi nhuận, CEO
còn phải thỏa mãn tầm ảnh hưởng/quyền lực và nhiều
yếu tố tinh thần khác mà các cổ đông gia đình đã gây
dựng nên công ty. Tuy nhiên, làm việc với các cổ đông gia
đình cũng có những ưu thế riêng so với các cổ đông quốc
tế. Chẳng hạn như khi kết quả kinh doanh của công ty
không được tốt, nhưng CEO vẫn có thể tại vị vì được các cổ
đông sáng lập, thành viên của gia đình, thông cảm và chia sẻ.
Điều này thường khó xảy ra trong cổ đông quốc tế, họ
thường mạnh dạn thay thế CEO ngay một khi CEO không
hoàn thành các chỉ tiêu tài chính.
Câu hỏi đặt ra là CEO sẽ ưu tiên đáp ứng nhu cầu của nhóm lợi
ích nào hơn? Thực tế cho thấy câu trả lời thiên về cổ đông/HĐQT.
Điều này xem ra cũng dễ hiểu, vì đây chính là trung tâm quyền lực
tác động trực tiếp đến chiếc ghế của CEO: tuyển dụng, đánh giá,
lương/thưởng...Điều này lý giải vì sao CEO của Vedan chắc chắn
biết được tác hại của môi trường khi xả nước thải ra sông Thị Vải.
CEO của Levono, William J Ameliora, quyết định cắt giảm 2,500
nhân viên trong tháng 1/2009 vừa qua, đau xót phát biểu rằng ”mặc
dù điều này là rất khó chấp nhận đối với người lao động trong
một công ty châu Á, nhưng là cần thiết để có thể đối mặt với thực