thấy, nếu kỹ năng và kinh nghiệm của Chủ tịch HĐQT và CEO nếu
bổ sung và tương hỗ cho nhau thì sẽ tạo nên hiệu quả hoạt động cao
nhất. Ngược lại nếu xảy ra sự cạnh tranh về kiến thức và ảnh
hưởng quyền lực giữa Chủ tịch HĐQT và CEO, hậu quả sẽ rất khó
lường. Trên thực tế ở rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch
thường tập trung vào việc qui trách nhiệm hoặc đánh giá những đóng
góp của CEO và thường được Ban điều hành xem là “rào cản”, là “kẻ
thù lớn nhất” của công ty. Ở mô hình lý tưởng, Chủ tịch HĐQT nên
đóng vai trò là một đồng hành tin cậy của CEO qua việc tư vấn,
phản biện/định hướng & hỗ trợ CEO hoàn thành các mục tiêu, đặc
biệt là dẫn dắt các thành viên độc lâp cùng thực hiện nhiệm vụ của
mình.
Quá trình cổ phần và đại chúng hóa của các doanh nghiệp Việt
Nam tuy chỉ ở giai đoạn khởi điểm, tuy nhiên đã không ít sự kiện tai
tiếng về quản trị công ty ở một số doanh nghiệp, đặc biệt là những
vụ việc xuất hiện khá dày đặc trên các phương tiện truyền thông đại
chúng gần đây của Đường La Ngà, Bông Bạch Tuyết …ít nhiều liên
quan đến mối liên hệ giữa CEO và HĐQT về sự nhất quán trong
quản lý công ty, tác động đến duy trì hay đánh mất niềm tin của
giới đầu tư. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến một khía cạnh cụ
thể mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang băn khoăn: “CEO
và Chủ tịch HĐQT - nên kiêm nhiệm hay tách biệt?”
Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19 tháng 3 năm 2007 về
việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
(“Quyết định 15”) quy định rằng vai trò của Chủ tịch HĐQT và CEO
nên tách biệt. Quy định này dựa trên hai nguyên nhân cơ bản: thứ
nhất, trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT và CEO là khác nhau và cần
được quy định khác nhau; thứ hai, nếu kết hợp vai trò Chủ tịch
HĐQT và CEO có thể sẽ gây sự tập trung quyền lực ngoài ý muốn.