đầu tôi đã không nhận ra. (Những bộ phim hay thường mang nhiều tính trí
thức hơn tôi thường nghĩ, ít ra cũng bởi quá trình nó được hình thành.)
American Graffiti không phải chỉ nói về một lũ trẻ con vào một đêm
thứ Bảy. Khi một chàng Richard Dreyfuss rất trẻ đột nhiên đến trạm phát
thanh địa phương, đã có những tiến triển tuyệt vời trong câu chuyện xảy ra
khi cậu bắt gặp Wolfman Jack đang thu âm cái giọng khàn khàn của mình.
Dreyfuss chợt hiểu ra rằng trung tâm của vạn vật thực sự nằm ở đâu: đó
không phải là một nơi chốn, nó là sự hiện thân của một
nỗi khát khao không bỏ lở bất cứ điều gì - nói cách khác, không phải
một nơi nào đó bạn có thể tới được, mà là một nơi bạn muốn được ở đó. Và
tôi rất thích đoạn hội thoại của anh chàng sở hữu chiếc xe xịn đó, rằng hồi
trước chỉ cần đầy bình xăng là có thể “làm” một vòng quanh thành phố,
nhưng giờ chỉ cần năm phút là xăng đã cạn. Thế giới như thu nhỏ lại khi
bạn nhìn đi hướng khác. (Như ngôi nhà ọp ẹp đối với Jesse.)
Tôi không muốn làm mất lòng mến khách của mình bằng cách nói về
Proust và American Graffiti, nhưng chẳng cách nào khác mà bạn có thể
nhìn nhận khác về một cô gái xinh đẹp trên chiến xe Thunderbird luôn xuất
hiện và biến mất ở ngoài tầm mắt của Dreyfuss, trừ khi như sự dự tính của
Proust rằng sự sở hữu và sự ham muốn đều riêng biệt, rằng để cô gái ấy
thực sự là cô gái dành cho mình, cô ấy luôn phải bỏ đi?
“Bố có nghĩ điều đó đúng không, rằng người ta không thể cùng một
lúc vừa sở hữu một người phụ nữ và vừa ham muốn có được cô ấy?”, Jesse
hỏi.
“Không, bố cho là không. Nhưng bố đã từng như thế khi bằng tuổi
con. Suốt một thời gian dài, bố không bao giờ đến với ai đó một cách
nghiêm túc nếu họ yêu bố quá nhiều.”
“Điều gì đã thay đổi?”