CHA MẸ ĐỘC HẠI - VƯỢT QUA DI CHỨNG TỔN THƯƠNG VÀ GIÀNH LẠI CUỘC ĐỜI BẠN - Trang 100

Bất cứ khi nào có bạn gái, tôi đều “đá” cô ấy đi khi mọi chuyện vẫn
đang tốt đẹp. Tôi đoán vì tôi sợ nếu tôi không làm trước thì đến cuối
cùng cô ấy sẽ “đá” tôi, nên đó là một cách để giữ được sự kiểm soát.
Tôi phải nắm quyền kiểm soát mọi lúc. Lúc điều hành công ty cũng
vậy. Tôi vẫn không thể la mắng người khác, nhưng các nhân viên luôn
biết khi nào thì tôi không vui. Họ nói tôi luôn thể hiện hết điều ấy ra
ngoài và khiến họ thấy sợ. Nhưng đó là công ty của tôi cơ mà, đúng
chứ?

Glenn tin rằng bằng cách kiểm soát mọi khía cạnh trong đời sống, anh

có thể tránh được việc trải nghiệm lại sự điên rồ thất thường hồi nhỏ. Dĩ
nhiên, tính cách thiếu quyết đoán buộc anh phải tìm những đối tượng khác
để kiểm soát, vì thế anh lao vào những kỹ thuật thao túng như tỏ ra khó
chịu hay la rầy, vốn là những thứ anh đã học để sử dụng khá hiệu quả.

Đáng tiếc là hành vi thao túng của anh lại tạo nên khoảng cách và oán

giận giữa anh và những người mà anh quan tâm. Giống như nhiều đứa trẻ là
con của người nghiện rượu, nhu cầu kiểm soát người khác của Glenn dẫn
đến kết quả mà anh sợ hãi nhất - sự từ chối. Trớ trêu thay, tấm khiên anh
dựng lên để chống lại nỗi cô đơn khi còn nhỏ lại là thứ mang đến sự cô độc
khi trưởng thành.

“Sao Con Dám Gọi Mẹ Là Bợm Rượu!”

Nếu bạn là con của một gia đình nghiện rượu, khả năng là những rắc

rối sẽ đến từ một người nghiện rượu còn một người thì không (không giống
như Steve có cả cha và mẹ đều nghiện rượu). Trong những năm gần đây
chúng ta bắt đầu biết nhiều hơn về vai trò của người không uống rượu trong
mối quan hệ. Như đã thảo luận ở chương 2, người này được gọi là “đồng
phụ thuộc”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.