cưng tự thúc đẩy bản thân một cách cật lực nhằm đạt được những mục tiêu
cầu toàn không tưởng cả lúc nhỏ lẫn khi trưởng thành.
Vài năm trước tôi nhận được một cuộc điện thoại trên chương trình
radio của mình từ một nhà nghiên cứu Hóa học tên là Steve, nội dung như
sau:
Tôi đang bị mắc kẹt. Tôi đã 41 tuổi và có một sự nghiệp thành công.
Song gần đây tôi không thể ra nổi một quyết định nào. Tôi đang nung
nấu kế hoạch lớn nhất đời mình và tôi không thể tập trung được. Quá
nhiều người phụ thuộc vào tôi. Tôi đã cạn kiệt năng lượng rồi. Cả đời
tôi chỉ toàn nằm trong top đầu...chị biết đấy...đạt điểm A, là thành viên
của Phi Beta Kappa...tôi luôn là người tiên phong. Nhưng giờ thì tôi
cảm thấy tê liệt hoàn toàn.
Tôi hỏi Steve điều gì xảy ra trong cuộc sống của anh có thể là nguyên
nhân cho những thay đổi đó hay không. Anh nói rằng cha của anh mới
được xác nhận cần được chăm sóc đặc biệt vì bệnh suy nhược gan cấp tính.
Dựa vào đó, tôi hỏi Steve xem cha anh có nghiện rượu hay không. Sau một
phút ngập ngừng, anh trả lời rằng cả hai cha mẹ anh đều nghiện rượu. Steve
đã lớn lên trong hoàn cảnh phải đương đầu với những trận cãi vã trong gia
đình bằng cách vùi đầu vào bài tập ở trường và trở thành học sinh xuất sắc.
Ai cũng nghĩ tôi là “con nhà người ta”...ông bà tôi, thầy cô giáo, thậm
chí cả cha mẹ tôi cũng thế...khi họ tỉnh táo. Tôi là thằng con cưng, học
sinh chăm ngoan, và sau đó là nhà khoa học, người chồng, người cha
xuất sắc. (Đến lúc này, giọng anh bắt đầu nức nở). Tôi quá mệt mỏi vì
lúc nào cũng phải tỏ ra hoàn hảo rồi!
Khi còn là một đứa trẻ, Steve tìm kiếm sự công nhận bằng những
trọng trách lớn vượt quá khả năng của anh và gánh vác bằng sự trưởng
thành vượt quá độ tuổi. Thay vì xây dựng lòng tự trọng thông qua việc
được đối xử như một cá nhân bẩm sinh có giá trị, anh phải tự mình chứng