tỏ giá trị của bản thân bằng những thành tựu bên ngoài. Lòng tự trọng của
anh trở nên phụ thuộc vào những con dấu, giải thưởng, điểm số thay vì sự
tự tin từ bên trong.
Động lực thúc đẩy của anh cũng liên quan đến yếu tố bù trừ. Bằng
cách tự mình trở nên hoàn hảo, Steve có thể đã vô thức cố gắng cân bằng
những thiếu sót của cha mẹ.
Tôi nói với Steve rằng bệnh tình của cha anh hiển nhiên đã làm xáo
trộn nhiều công việc còn dang dở trong cuộc sống của anh, tôi hiểu anh
đang bị tổn thương, và đó cũng là một cơ hội tuyệt vời để giúp anh bắt đầu
xử lý một vài vấn đề cốt lõi. Tôi đề nghị anh chấp nhận sự thật, việc trở
thành “con nhà người ta” là cách giúp anh đương đầu với tuổi thơ dữ dội
của mình. Vai trò đó mang đến cho anh sự an toàn và bộ khung cho cuộc
đời mình. Chỉ có điều đáng tiếc là anh chưa bao giờ học được cách thương
yêu bản thân. Giờ đây, sau nhiều năm, việc tìm kiếm sự hoàn hảo trong mọi
khía cạnh cuộc sống, cũng là đặc điểm chung của hầu hết những người cầu
toàn, đã khiến anh tê liệt.
Trước sự hối thúc của tôi, Steve đồng ý sẽ tìm kiếm lời khuyên vừa
giúp anh vượt qua khó khăn hiện tại vừa xử lý những mất mát từ thuở nhỏ
của mình.
“Tôi Luôn Phải Nắm Quyền Kiểm Soát Mọi
Lúc”
Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có người nghiện rượu thường bị
vùi dập bởi những hoàn cảnh và tính cách thất thường, khó dự đoán. Để
phản ứng lại, chúng thường phát triển với một nhu cầu chế ngự nhằm kiểm
soát mọi người và mọi thứ trong cuộc sống của họ. Cách mà anh phản ứng
với sự bất lực khi còn nhỏ chính là trở thành một người kiểm soát quá mức,
dù cho anh khá nhút nhát: