2. Đây là cảm giác của con khi cha (mẹ) làm thế.
3. Đây là tác động của việc đó đến cuộc sống của con.
4. Đây là những gì con mong muốn ở cha (mẹ) từ giờ về sau.
Bốn điểm chính này là một nền tảng vững chắc và tập trung cho mọi
cuộc đối chất. Cấu trúc này nhìn chung bao hàm mọi thứ bạn cần nói và
tránh làm cho việc đối chất bị rời rạc và kém hiệu quả.
Carol - người bị cha liên tục chế giễu vì mùi hôi cơ thể - nghĩ rằng cô
đã sẵn sàng đối chất với cha mẹ bằng cách viết thư vì cô không thể đi sang
bờ Đông để đối chất trực tiếp vì lý do công việc. Tôi trấn an cô cách đối
chất bằng thư cũng hiệu quả không kém gì so với gặp trực tiếp. Tôi đề nghị
cô viết thư ở nhà, trong lúc yên tĩnh, để điện thoại ra xa để tránh bị làm
phiền.
Viết thư đối chất luôn là một trải nghiệm cảm xúc mãnh liệt. Trước khi
gửi thư đi, tôi khuyên Carol nên tạm gác lá thư sang một bên trong vài
ngày, sau đó đọc lại khi cô bình tĩnh hơn. Như nhiều người khác, khi đọc
lại cô cũng sửa đi không ít. Bạn có thể sẽ phải viết nháp khá nhiều trước
khi thấy hài lòng với sản phẩm cuối cùng. Nên nhớ, không phải bạn đang
thi viết luận. Bức thư này không cần phải là một kiệt tác văn học - mục
đích duy nhất của lá thư là để bạn nói lên cảm xúc thật của bản thân và
những gì bạn đã trải qua.
Dưới đây là một đoạn của lá thư Carol đọc cho tôi nghe trong tuần tiếp
theo:
Gửi Cha,
Con sắp nói những điều trước đây con chưa từng nói với cha. Đầu
tiên, con muốn cha biết tại sao con không dành nhiều thời gian cho
cha và mẹ vài tháng trở lại đây. Con nói điều này có lẽ sẽ làm cha thấy
bất ngờ và phiền lòng, nhưng con không muốn gặp cha vì con sợ cha