họ phải chịu vì bạn, và những điều tâm huyết họ đã làm. Họ sẽ nói những
câu như: “Giờ nó trả ơn mình thế đấy,” hoặc “Đối với mày chẳng bao giờ là
đủ cả.”
Bạn trả lời: “Con rất trân trọng những điều đó, nhưng chúng cũng
không bù đắp được những trận đánh [chê bai liên tục, bạo lực, phỉ báng,
nghiện rượu…].”
“Sao mày làm vậy với tao?” Một số bậc cha mẹ đóng vai là kẻ bị đọa
đày. Họ sẽ òa khóc, siết chặt tay lại, ra vẻ bị sốc và không tin nổi vào sự
“độc ác” của bạn. Họ phản ứng như thể họ là nạn nhân khi bạn đối chất với
họ. Họ buộc tội bạn làm tổn thương họ hoặc làm họ thất vọng. Sẽ có những
lời nói rằng họ không cần phải nghe những lời này bởi họ đã có quá đủ vấn
đề trong cuộc sống. Sẽ có những lí do khác như việc họ quá yếu đuối, hay
tình trạng sức khỏe không cho phép họ chịu những lời nói này. Nó sẽ khiến
họ đau lòng đến chết. Tất nhiên có một số nỗi buồn của họ rất chân thật.
Trên cương vị là cha mẹ họ sẽ thấy buồn khi đối mặt với chính thiếu sót
của bản thân, khi nhận ra họ đã gây tổn thương to lớn cho con cái. Tuy
nhiên, có khả năng nỗi buồn của họ cũng ngầm để thao túng và khống chế
bạn. Đó là cách họ dùng cảm giác tội lỗi để bạn phải chùn bước mà từ bỏ.
Bạn trả lời: “Con buồn vì làm cha (mẹ) bực mình. Con buồn vì cha
(mẹ) thấy bị tổn thương. Nhưng con muốn nói rõ mọi chuyện. Con cũng đã
bị tổn thương suốt từ đó đến nay.”
ĐÔI KHI ĐỐI CHẤT KHÔNG KHẢ THI
NỮA
Một số phản ứng điển hình của cha mẹ và câu trả lời đề xuất nêu trên
nhằm giúp bạn tránh những cái bẫy cảm xúc trong quá trình đối chất. Tuy
vậy, cũng có trường hợp dù bạn có cố cách mấy cũng không thể nào giao
tiếp được với họ.