gần như hoàn toàn vào những kĩ thuật để giúp cô ấy có thể kiểm soát những
cơn giận, điều này rất cần thiết cho cô. Cô ấy phải học cách lấy lại kiểm
soát cơn giận trong từng giờ từng phút, trước khi cô ấy sẵn sàng để bắt đầu
quá trình dài hơi nhằm xử lý nỗi đau thời thơ ấu.
Tôi yêu cầu Holly tham dự cuộc gặp mặt hàng tuần của nhóm Parents
Anonymous (P.A.), một nhóm tự hỗ trợ rất nhiệt tình dành cho những bậc
cha mẹ bạo hành. Ở P.A., Holly đã tìm ra một “Mạnh Thường Quân”, một
người cô có thể gọi mỗi khi cô sắp sửa mất kiềm chế và đánh con của mình.
Người này sẽ can thiệp bằng cách trấn an Holly, đưa ra những lời khuyên,
hay thậm chí đến để làm dịu tình hình.
Khi Holly làm việc với “nhóm” P.A. để học cách kiểm soát khuynh
hướng dễ bùng nổ khi bị căng thẳng, chúng tôi đã có những phương pháp
khác biệt nhưng song song với nhau trong những buổi điều trị của cô. Điều
đầu tiên tôi muốn Holly xác định đó là những cảm giác cơ thể trước khi cô
bùng nổ cơn giận hay ý muốn bạo hành. Cơn giận bao gồm rất nhiều thành
phần thuộc về tâm lý. Tôi nói Holly rằng cơ thể của cô là một cái phong vũ
kế có khả năng báo cho cô biết những thứ đang diễn ra nếu cô chịu khó chú
ý. Khi Holly bắt nhịp được với những cảm nhận thân thể mà cô thường trải
qua trước khi cô trở nên bạo lực, cô đã rất bất ngờ khi phát hiện có nhiều
dấu hiệu mà cô có thể nhìn thấy:
Tôi đã không tin khi cô nói điều đó, Susan, nhưng điều đó là thật! Khi
tôi nổi giận, tôi cảm thấy phần cổ và vai trở nên căng cứng. Bụng tôi
phát ra nhiều tiếng ùng ục và thắt lại. Răng tôi nghiến lại. Tôi thở rất
nhanh. Tim tôi đập như búa tạ. Và tôi cảm thấy những giọt nước mắt
nóng dưới mắt tôi.
Những cảm nhận vật lý này là những dấu hiệu báo trước những cơn
bão của Holly. Nhiệm vụ của cô là phải đọc được những dấu hiệu này và
tránh cơn bão ấy. Trong quá khứ, cô thường la mắng và đánh con của cô để
giải tỏa áp lực khủng khiếp ở trong cô. Cô phải tìm ra được những cách