Khi nào thì chuyện này dừng lại?
Les đã không nhận ra cha mẹ anh tiếp tục sử dụng năng lượng độc hại
của mình để kiểm soát anh khi đã trưởng thành. Tuy nhiên, vài tuần sau
này, mối dây liên hệ giữa những khó khăn trong đời sống trưởng thành với
tuổi thơ đã trở nên rõ ràng hơn.
Tôi thấy câu nói “càng nhiều thứ thay đổi thì càng nhiều thứ vẫn y như
cũ” thật sự rất chính xác. Tôi đã ở Los Angeles (L.A) sáu năm nay,
nhưng cha mẹ vẫn không rời mắt khỏi tôi, và tôi cũng chẳng có cuộc
sống riêng tư của mình. Họ gọi cho tôi vài lần một tuần, đến độ tôi
thấy sợ nghe điện thoại. Đầu tiên, cha tôi sẽ nói: “Mẹ con đang phiền
muộn lắm...con có thể bớt chút thời gian về thăm mẹ không? Con biết
con có ý nghĩa như thế nào với bà ấy mà.” Và rồi đến lượt mẹ nghe
điện thoại, nói tôi là cuộc sống của bà, và bà không biết mình còn
sống được bao lâu nữa. Bạn sẽ nói gì nếu ở trong tình huống đó? Quá
nửa số lần tôi đều sẽ lên máy bay ngay lập tức...nó đánh bại cảm giác
tội lỗi của việc không về thăm họ. Nhưng nó chẳng bao giờ đủ. Chẳng
có gì đủ với họ. Tôi cũng phải tiết kiệm tiền mua vé máy bay. Có lẽ tôi
không bao giờ nên chuyển đến L.A.
Tôi nói với Les rằng đó là tình huống điển hình đối với những đứa trẻ
bị buộc phải tráo đổi vai trò cảm xúc với cha mẹ, do đó họ luôn mang theo
cảm giác tội lỗi tột cùng, họ phải gánh trách nhiệm quá mức đến tuổi
trưởng thành. Là người lớn, họ bị mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn về việc
nhận trách nhiệm cho mọi thứ, những thất bại không thể tránh khỏi, cảm
giác tội lỗi và không đủ tốt, rồi sau đó nỗ lực nhiều lần hơn nữa. Đây là một
quá trình hút cạn năng lượng dẫn đến cảm giác thất bại ngày càng mạnh.
Được thúc đẩy từ khi còn là một cậu bé bởi kỳ vọng của cha mẹ, Les
đã học được từ sớm rằng muốn bản thân được đánh giá tốt trước hết dựa