quyết định khó khăn vì gia đình càng có nhiều rắc rối thì trẻ lại càng cần
được hỗ trợ về mặt cảm xúc.
Khi Glenn và tôi khám phá liên kết giữa những khó khăn hiện tại của
anh với những bấp bênh cảm xúc tuổi thơ, anh nhớ lại:
Cha tôi chẳng bao giờ làm những thứ mà cha của những đứa bạn tôi
vẫn làm với chúng. Chúng tôi chưa bao giờ chơi bóng cùng nhau hay
thậm chí là xem bóng cùng nhau. Ông ấy lúc nào cũng nói: “Bố không
có thời gian, để sau đi”, nhưng rồi ông lại có thời gian để ngồi say xỉn.
Mẹ tôi thì nói: “Đừng làm phiền mẹ vì mấy chuyện vặt vãnh của con.
Sao không đi chơi với bạn đi.” Nhưng tôi chẳng có người bạn nào. Tôi
sợ phải đưa ai đó về nhà. Bố mẹ tôi thì chỉ lơ tôi đi và chẳng thèm để
mắt xem tôi đang gặp phải chuyện gì, miễn là họ không phải chịu
trách nhiệm là được.
Tôi nói với Glenn: “Vậy thì cậu sẽ ổn miễn là không bị để ý đúng
không? Cảm giác vô hình như thế nào?”. Biểu cảm của Glenn trở nên đau
đớn khi anh nhớ lại:
Chuyện đó thật tồi tệ. Lúc nào tôi cũng cảm giác như mình là trẻ mồ
côi. Tôi đã làm mọi thứ để gây sự chú ý của họ. Có một lần, hồi mới
mười một tuổi, tôi đã qua chơi nhà một người bạn, và cha của nó để ví
tiền trên bàn chỗ hành lang. Tôi đã lấy 5 đô la và hi vọng mình bị tóm.
Tôi không quan tâm cha mẹ tôi sẽ trừng phạt tôi như thế nào, miễn là
họ biết tôi có mặt ở đó.
Glenn nhận được thông điệp vào những năm đầu đời rằng sự tồn tại
của anh giống như đang chọc tức cha mẹ chứ không phải một phước lành.
Sự thiếu vắng cảm xúc của anh được củng cố thêm bởi thực tế đó là cách
ẩn náu an toàn nhất để tránh những cơn giận dữ thường xuyên của cha. Anh
nhớ lại: