CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 26

việc con cái chúng ta sẽ đón nhận những lời này thế nào. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết
trẻ em đều không coi những nhận xét như thế là lời nhắc nhở hữu ích; các em chỉ thấy đó là lời
phán xét và buộc tội. Và các em sẽ nhanh chóng để những lời như thế ra ngoài tai, lúc đó liệu bạn
có trách các em được không?

Muốn con cái hiểu quan điểm của mình, trước hết chúng ta phải cho trẻ thấy được rằng chúng ta
cũng hiểu quan điểm của trẻ.

Bố mẹ của James ngày càng lo bé không đủ kiên nhẫn để hoàn tất bài tập về nhà. Họ tự đặt mình
vào vị trí của bé và cân nhắc xem bé muốn nghe những lời như thế nào. Trước hết, hai người công
nhận rằng bài tập về nhà rất khó, và họ rất thông cảm với James khi gặp phải quá nhiều vấn đề khi
làm bài tập. Khi James nhận thấy rằng bố mẹ không hề nghĩ xấu cho mình, bé bắt đầu sẵn sàng suy
nghĩ xem có cách nào để giải quyết vấn đề hay không. Bé hăng hái xây dựng kế hoạch cho riêng
mình: làm những bài khó nhất ngay khi vừa về nhà, thời điểm bé dồi dào năng lượng nhất. Vì kế
hoạch này xuất phát từ bản thân bé nên James không cần ai thúc giục phải cố gắng nhiều hơn hay
phải chú tâm vào bài vở nữa.

Nếu thấy đang được chúng ta quan tâm, trẻ cũng sẽ tự quan tâm đến bản thân. Và khi chúng ta
giúp trẻ tìm được thêm nhiều phương án giải quyết cho một vấn đề, trẻ sẽ tự nhủ phải cố gắng
nhiều hơn và ít bỏ cuộc hơn.

“Con tôi ao ước những thứ nó không có”

Tất cả chúng ta ai cũng muốn sở hữu thứ mà mình không có. Người thì muốn mình mảnh mai hơn;
người thì muốn tóc dài hơn một chút; hầu như ai cũng ước có nhiều tiền hơn nữa.

Trẻ em cũng có nhiều mơ ước. Một số em muốn học giỏi hơn ở trường, chơi xuất sắc một môn thể
thao hay một sở thích nào đó, hoặc thân hơn với anh chị em trong gia đình. Các em muốn được cao
hơn, nhanh nhẹn hơn nổi tiếng hơn. Khi không đạt được điều mong muốn, chúng ta chán nản một
thì trẻ em còn thất vọng gấp nhiều lần. Việc an ủi các em rằng dần dần rồi mọi chuyện sẽ đâu vào
đó nhìn chung không phát huy tác dụng, bởi vì đối với trẻ em, tương lai là điều gì đó quá xa vời.

Cuốn Nếu… (Những câu hỏi dành cho trò chơi của cuộc sống) của Evelyn McFarlane và James
Saywell đề xuất với chúng ta một cách khác để thể hiện những gì chúng ta muốn có trong đời.
Được viết cho người lớn, cuốn sách chứa đựng những câu hỏi nhằm khơi dậy trí tưởng tượng của
mỗi người về ngôi nhà hoàn hảo cuộc sống hoàn hảo, và thế giới hoàn hảo. Trẻ em cũng có thể nghĩ
về những điều này.

Tôi lấy từ quyển sách ra một số câu hỏi phù hợp với từng lứa tuổi và đặt cho bốn cậu bé, là hai cặp
anh em sinh đôi Allen và Manny mười hai tuổi, Lance và Bert mười một tuổi. Sau đây là câu trả lời
của các em.

Đối với câu hỏi: “Nếu có một điều ước, em sẽ ước điều gì?”, cả hai anh em sinh đôi (ở hai nơi không
nghe thấy tiếng nhau) đều trả lời: “Được sống mãi không già”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.