CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 25

Bé Sarah sáu tuổi hỏi xin Abbie để được ôm con búp bê của bạn một lát. Abbie không đồng ý, Sarah
chịu thua và bỏ đi. Cô bé cũng không có ý tưởng nào khác để đạt được điều mình muốn.

Bé Donnie tám tuổi không thể nào hoàn thành được trò chơi ghép hình nên bắt đầu ném các mảnh
ghép khắp phòng.

Con bạn đối mặt với tình trạng chán nản như thế nào? Bé khó chịu? Bỏ đi? Chửi rủa? Bỏ cuộc quá
sớm? Hay đứng vững được và tìm ra cách khác hiệu quả hơn để giải quyết tình trạng chán nản?

Khi bé Zachary bốn tuổi hỏi mượn bạn Seth chiếc xe kéo, Seth từ chối, giải thích rằng bé cần chiếc
xe để chở đá, Zach nói: “Tớ sẽ trả lại ngay thôi”. Seth vẫn không đồng ý, Zachary không chửi mắng
hay bỏ cuộc. Mặc dù có thể đã nghĩ đến việc đánh Seth hoặc cướp lấy chiếc xe nhưng bé không hề
làm vậy, bởi vì bé cũng cân nhắc đến những gì sẽ xảy ra sau đó. Zach hiểu rằng có thể Seth sẽ giật
lại chiếc xe, hai đứa sẽ đánh nhau, và bé sẽ mất đi một người bạn. Hơn thế nữa, bé cũng mất đi luôn
cơ hội được chơi với chiếc xe.

Vì vậy, là người giỏi giải quyết rắc rối, bé thử lại lần nữa. Tìm cách để cho cả mình lẫn bạn Seth đều
hài lòng vì nhu cầu của cả hai được dung hòa, Zach nói: “Tớ sẽ giúp cậu chở đá!”

Theo cách này, Seth vẫn có thể chơi với chiếc xe và Zach cũng được chơi. Lần này thì Seth đồng ý,
và cả hai vui vẻ cùng nhau chơi với chiếc xe. Năng lực suy nghĩ của Zachary về cách giải quyết rắc
rối đã dẫn cậu bé tới thành công thay vì nổi giận hay chán nản.

Nếu như cô giáo dập tắt cách tư duy của Zachary bằng cách yêu cầu Seth cho Zachary mượn chiếc
xe vì Seth đã được chơi trước rồi, hoặc khuyên hai cậu bé nên chơi cùng nhau hay trao đổi cho
nhau, hoặc theo cách can thiệp của một số giáo viên và phụ huynh, tịch thu luôn chiếc xe để không
bé nào được chơi cả, chắc hẳn Zachary đã bị tước mất cơ hội được đứng vững như bé đã làm.

Với ví dụ trên, tôi không định nói lúc nào trẻ em cũng nên đạt được điều mình muốn ngay lập tức.
Bé Mandy bốn tuổi muốn sơn móng tay chỉ mấy phút trước khi mẹ bé sửa soạn dọn bàn cho bữa
trưa. Mẹ bé giải thích tại sao bé lại không thể sơn móng tay vào thời điểm đó và hỏi: “Con có thể
nghĩ ra việc gì khác để làm trong lúc chờ đợi không?”

Mandy nghĩ một lúc (bản thân việc này là một bước rất quan trọng), sau đó vui sướng hét lên: “Con
sẽ đọc sách”. Nếu mẹ chỉ giải thích rằng cô cần chiếc bàn để dọn bữa trưa và khuyên bé nên “đọc
sách”, rất có thể Mandy sẽ mè nheo: “Nhưng mà con muốn sơn móng tay”. Nhưng giống như
Zachary, bé đã học được cách phải chờ đợi để đạt được điều mình muốn.

Trong cuốn Dạy con không nản lòng (Raising Resilient Children), Robert Brooks và Sam Goldstein
giúp chúng ta hiểu được tại sao một số trẻ lại kiên cường hơn hẳn những trẻ khác, và đấy là lý do
khiến các em có khả năng vượt qua trở ngại tốt hơn. Theo các tác giả, một trong những phương
pháp giúp trẻ thành công mà không bỏ cuộc là hãy cân nhắc quan điểm của người khác. Nói cách
khác, nếu muốn con cái hiểu được quan điểm của mình, trước hết chúng ta phải cho trẻ thấy được
rằng chúng ta cũng hiểu quan điểm của trẻ. Chẳng hạn, nếu chúng ta quát mắng những em gặp rắc
rối với bài tập về nhà và chỉ nói: “Phải cố gắng nhiều hơn nữa” hoặc: “Phải chú tâm vào bài vở chứ”,
rõ ràng là chúng ta đang để cho tâm trạng chán nản thúc đẩy mình; chúng ta không hề nghĩ đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.