CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 23

thấy hài lòng với bản thân trên sân, bé rất dễ kết thêm bạn mới. Tim nhanh chóng nhận ra rằng
chia sẻ niềm vui cùng bạn bè quan trọng hơn nhiều so với việc trở thành ngôi sao.

Bất kể con bạn làm gì, hãy giúp bé cố gắng làm hết sức mình. Nhưng bạn cũng nên giúp con suy
nghĩ về phần thưởng thực thụ trong mỗi hoạt động mà bé tham gia.

Chấm dứt mè nheo

Còn gì khó chịu hơn là phải nghe con cái mè nheo? Ngay khi vừa biết nói, trẻ đã hiểu rằng chúng có
thể mè nheo khi không có được điều mình muốn, hoặc có nhưng không đúng thời gian, hoặc khi
mọi việc không xảy ra theo ý chúng. Khi đã bám rễ sâu, thói quen này rất khó thay đổi.

Đối với nhiều bậc phụ huynh, mè nheo giống như “cái gai trong mắt”, là hành vi thuộc loại khó chịu
nhất. Nó tổng hợp các yếu tố làm người ta phát điên lên như: giọng nói, nét mặt, hình dáng cơ thể…
Tất cả đều dễ khiến cho cha mẹ mất hết bình tĩnh.

Mỗi phụ huynh đều muốn làm một điều gì đó để chấm dứt việc này. Bạn thử lờ đi khi cô con gái bắt
đầu mè nheo, bảo bé ngừng ngay lại hoặc van xin bé hãy yên lặng, chấp nhận nhượng bộ. Tuy
nhiên, vấn đề là không có cách nào trong số đó khiến bé từ bỏ thói quen mè nheo. Trên thực tế,
nhượng bộ sẽ làm cho bé vô tình nhận ra rằng hễ muốn có cái gì, chỉ cần mè nheo là được.

Trước khi đối phó với hành vi gây bực mình này, bạn hãy nghĩ xem tại sao con mình lại mè nheo.
Một số trẻ làm thế không phải vì các em muốn quấy rầy, chẳng qua các em không biết phải xử sự
thế nào mỗi khi buồn chán. Một số khác thì biết rằng mè nheo sẽ làm bạn khó chịu nên các em cố
tình hành động như thế.

Nhưng bất kể động cơ là gì các em cũng không hiểu hết, được tác động mà hành vi của mình gây ra
cho người khác. Sự hiểu biết đó cần được mở rộng trên cơ sở tình thương yêu. Bạn có thể sử dụng
phương pháp giải quyết vấn đề để hoàn tất điều này; nó sẽ giúp con bạn suy nghĩ về những việc
đang làm trên một góc nhìn mới.

Trước hết, hãy hỏi bé: “Con cảm thấy thế nào khi em con hoặc bạn bè cứ mè nheo với con?”. Câu
hỏi này có thể sẽ làm bé ngạc nhiên, bé sẽ liên tục suy nghĩ về việc giọng nói tác động đến người
khác ra sao. Có thể đấy là lần đầu tiên bé để ý đến tác động của việc mè nheo đối với bản thân
mình. Có thể bé sẽ nói mình không thích bị mè nheo như thế nào.

Đó là khi bạn nên đặt câu hỏi: “Con nghĩ mẹ cảm thấy thế nào khi con liên tục mè nheo như vậy?”

Lúc này, có thể bé đã nhận ra rằng nếu bé không thích bị mè nheo thì bạn cũng vậy.

Sau đó, bạn hỏi tiếp: “Khi con mè nheo thì con có cảm giác thế nào?”

Câu hỏi này cũng giúp con bạn giải quyết được một vấn đề khác mà bé chưa bao giờ nghĩ đến: bé
mè nheo vì cảm giác bên trong bé. Một khi đã xác định được cảm giác của mình, bé sẽ không còn
buông lỏng mình theo cảm giác nữa mà có trách nhiệm hơn trong việc thể hiện chúng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.