CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 22

• Học cách kiểm soát thời gian để vừa hoạt động vừa hoàn thành bài tập về nhà.

Tuy nhiên, đối với một số trẻ, việc trở thành “số 1” quan trọng đến mức làm mờ nhạt cả khát vọng
được chơi hoặc tham gia với bạn bè. Các bậc cha mẹ thường bị chỉ trích khi đặt quá nặng vấn đề
thắng thua. Chúng ta ai cũng đã từng đọc những câu chuyện về các bậc cha mẹ quá nhiệt tình cứ
chạy theo đường biên, cãi nhau với huấn luyện viên và bị cấm tham gia do tranh cãi về các tình
huống bóng cũng như các cú sút. Nhưng đôi khi áp lực thành tích lại đến từ bản thân trẻ em.

Vậy, bạn sẽ nói thế nào nếu con mình quá quan tâm đến chuyện thắng thua hay trở thành ngôi sao?
Sau đây là một số dấu hiệu:

• Bé trở nên chán nản và giận dỗi khi mọi việc không xảy ra theo đúng ý mình;

• Bé trở về nhà và bị căng thẳng vì áp lực phải trở nên xuất sắc hoặc vì phần thi quá khó;

• Cuộc sống của bé ngày càng trở nên mất cân bằng, do đó bé có ít thời gian và không còn quan tâm
đến bạn bè và/hoặc bài học ở trường;

• Bé tuyên bố không muốn tham gia một chút nào vào môn thể thao/hoạt động đó;

• Bé cảm thấy mình thất bại bởi vì không được nhận vai chính của vở kịch hoặc không ghi được
nhiều điểm nhất trong trò chơi.

Nếu con bạn có những biểu hiện như trên, có thể bạn cần phải giúp bé nhìn nhận tình huống theo
một phương diện rộng lớn hơn. Chẳng hạn, nếu bé không nhận được vai chính của vở kịch, bạn có
thể nói với bé những câu đại loại như: “Mười năm nữa rồi con sẽ quên chuyện này thôi mà”. Điều
này có thể đúng, có thể không đúng. Nhưng vấn đề là nói chuyện về cảm giác của bé trong mười
năm tới không thể nào giải quyết được cảm giác của bé hiện nay.

Bạn có thể an ủi con rằng tình yêu của bạn dành cho bé không đổi, cho dù bé có ghi được bao nhiêu
bàn thắng hay đóng vai gì đi nữa − như vậy bé không cần phải trở thành ngôi sao hay người xuất
sắc nhất. Điều này rất quan trọng, bởi vì có thể bé đang khao khát sự chú ý mà bé nghĩ mình đang
thiếu. Hoặc bé cảm thấy em trai mình được mọi người chú ý, khen ngợi nhiều hơn vì giỏi hơn bé
trong một hoạt động nào đó. Hoặc có thể bé ghen tị với một bạn cùng lớp được một mình biểu diễn
trong buổi hòa nhạc toàn trường bởi vì theo bé, bạn đó nổi tiếng hơn.

Nhưng đấy cũng chỉ mới là bước đầu tiên.

Điều bạn có thể làm tiếp theo là giúp trẻ chỉ quan tâm đến niềm vui mà thôi. Khi bé Tim chín tuổi
không giành được một vị trí trong đội hình xuất phát của đội bóng đá kiểu Mỹ do huấn luyện viên
bảo rằng cậu quá bé, Tim không hề muốn tham gia chút nào nữa. Trước hết, bố Tim an ủi bé rằng
việc không giành được vị trí xuất phát không phải là lỗi của Tim, sau đó hỏi bé: “Vậy con còn chơi
tốt môn nào mà con thích nữa không?”.

Sau cuộc trò chuyện này, Tim phát hiện ra rằng bé còn giỏi cả bóng đá nữa. Bé còn phát hiện ra
mình thật sự yêu thích môn thể thao này − bé rất thích được chạy khắp sân và đá bóng. Và vì tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.