CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 21

Con bạn sẽ hiểu được rằng, chị nó cảm thấy buồn hoặc giận. Vậy là có bước khởi đầu tốt đẹp rồi.

Giờ thì bạn hãy hỏi: “Chị con lúc thắng, lúc thua hay lúc nào cũng thắng?”

Hầu như chắc chắn rằng con bạn sẽ thừa nhận cô chị chỉ thỉnh thoảng mới giành được một trận
thắng mà thôi. Bạn hỏi tiếp: “Con có thể nói cách khác để khỏi làm cho chị buồn hay giận không?”

Những câu hỏi kiểu này giúp con bạn hiểu được khái niệm thắng thua theo nghĩa rộng hơn, có cân
nhắc đến cảm giác của bản thân lẫn người khác. Bằng cách này, trẻ sẽ học được cách trở thành
người thất bại tốt và người thắng cuộc tốt. Khi bạn tập trung vào cảm giác của con, bé sẽ hiểu và
chấp nhận rằng nếu thắng làm người ta cảm thấy dễ chịu thì thua cũng không làm người ta thay
đổi chính mình.

Như W. Timothy Gallwey đã viết trong cuốn sách kinh điển Trò tennis nội tại (The Inner Game of
Tennis): “Về cơ bản, tập trung vào tennis không khác gì so với việc tập trung vào thực hiện bất cứ
nhiệm vụ nào… và học cách đón nhận trở ngại trong cạnh tranh sẽ tự động nâng cao khả năng tìm
kiếm lợi thế của mỗi người khi gặp khó khăn trong cuộc đời”. Gallwey cũng chỉ ra rằng giành chiến
thắng trong trò chơi chỉ là hiện tượng bên ngoài; nó chẳng ảnh hưởng hay thay đổi gì đến con
người bên trong chúng ta.

Bạn cũng nên cho con tham gia một hoạt động mà bé dễ dàng nắm vững để bé tự tin ở chính mình.
Giả sử cô con gái muốn giúp bạn làm bánh. Như vậy, không những bé học được một kỹ năng mới
mà còn có khoảng thời gian đặc biệt bên bạn.

Phải mất một thời gian trẻ mới hiểu được rằng yêu thương và chăm sóc phụ thuộc vào việc các em
thắng hay thua. Cha mẹ nào giúp con cảm thấy tự tin hơn sẽ có cách nuôi dạy con thành người luôn
lạc quan với bản thân và sống vui vẻ. Điều đó sẽ giải phóng các em, giúp các em chỉ còn sự tập
trung vào niềm vui khi tham gia trò chơi.

Như vậy, chẳng phải học thất bại cũng quan trọng như học thắng cuộc sao?

Con bạn có nhất thiết phải là tâm điểm chú ý hay không?

Con bạn muốn tham gia vào đội bóng rổ? Con bạn phấn đấu để có tên trong đội kịch của lớp, để
được tham gia vào buổi hòa nhạc của trường? Thật tuyệt nếu những điều này là đúng. Trẻ em tham
gia các hoạt động thể thao, kịch, văn nghệ… đều rất có lợi. Các hoạt động có tổ chức nói trên sẽ giúp
trẻ:

• Học được cách làm việc nhóm và tinh thần hợp tác;

• Kết thêm bạn mới có cùng sở thích;

• Đối diện với việc buồn chán khi thất bại;

• Học cách chơi công bằng;

• Thêm thông cảm với người khác khi ném trượt bóng khỏi rổ hay ngã trên băng;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.