CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 19

Nhà tâm lý học Jean Piaget đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm với con mình, từ đó rút ra được
một số trò chơi có thể giúp chúng ta đánh giá được trẻ em nghĩ như thế nào về khái niệm “hơn” và
“kém”, và tại sao chúng ta lại không hiểu được nhau mỗi khi cảm thấy giận dữ.

Hãy xếp mười đồng xu thành hàng, đồng này cách đồng kia một quãng nhỏ. Sau đó, xếp tiếp mười
đồng khác xuống bên dưới hàng xu ban đầu. Hãy hỏi con bạn: “Hai hàng đồng xu này có số lượng
bằng nhau hay hàng nào có nhiều hơn?”

Chắc chắn là bé sẽ trả lời chính xác: “Bằng nhau”.

Bây giờ, trong lúc bé đang chơi, hãy xếp hàng dưới sao cho những đồng xu nằm sát nhau hơn và
hỏi: “Hai hàng đồng xu này có số lượng bằng nhau hay hàng nào có nhiều hơn?”.

Lần này, có thể bé trả lời: “Hàng trên có nhiều hơn”. Đấy là vì hàng trên nhìn dài hơn. Bé tập trung
vào những gì bé nhìn thấy và vào bề ngoài của mọi vật − ngay cả khi bé nhìn thấy rằng bạn chẳng
bỏ bớt đi đồng xu nào từ hàng dưới cả. Để giúp con mình thấy được điều gì đang thật sự diễn ra,
hãy để bé tự mình xếp những đồng xu ở hàng dưới sát vào nhau, sau đó bạn hỏi bé xem số đồng xu
có bị bớt đi hay được thêm vào hay không. Ngay cả như vậy thì có thể phải đến tận năm lên sáu hay
bảy tuổi bé mới hiểu được rằng hai hàng đồng xu có số lượng bằng nhau.

Lần sau, nếu con bạn nghĩ bé đang bị đối xử thiếu công bằng trong lúc bạn cho bé số đất sét bằng
với số đất sét của bạn bé nhưng mẩu kia lại trông lớn hơn, bạn hãy thử cách này: Đưa cho bé xem
hai cốc nước giống nhau chứa lượng nước bằng nhau. Hãy hỏi con bạn xem có cốc nào nhiều hơn
không, hay hai cốc bằng nhau. Có thể bé sẽ đưa ra đáp án đúng: “Bằng nhau”. Sau đó, trong lúc bé
đang quan sát, hãy rót nước từ một cốc sang một chiếc cốc khác cao hơn nhưng bé hơn. Có thể bé
sẽ nghĩ rằng chiếc cốc cao hơn, bé hơn chứa nhiều nước hơn, bởi vì nó “cao hơn”. Sau đó, rót nước
từ chiếc cốc cao trở lại chiếc cốc ban đầu. Lúc này, có thể bé sẽ trả lời “bằng nhau”. Giờ hãy vo tròn
hai cục đất sét cho thật giống nhau. Trong lúc bé đang quan sát, hãy làm dẹt một cục sao cho nó
trông có vẻ lớn hơn. Một số trẻ sẽ hiểu ra vấn đề, nhưng một số khác phải lớn thêm chút nữa mới
hiểu được.

Theo kết quả điều tra chi tiết trẻ em có cách nhìn nhận mọi việc khác hẳn người lớn. Nếu biết trẻ
em có lối suy nghĩ khác, chúng ta có thể lý giải tốt hơn hành vi của các em.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.