CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 17

Chị có thể nói: “Mẹ biết con nổi giận bởi vì không phải lúc nào người ta cũng làm được điều mình
muốn”. Cách này tốt hơn bởi vì nó giúp Paul biết rằng mẹ hiểu bé đang giận như thế nào. Nhưng
không phải vì thế mà cậu bé bớt thất vọng và bối rối hơn.

Đây là cách tôi khuyên bạn nên dùng khi tình huống này xảy ra. Hãy hỏi con: “Con nghĩ mẹ cảm
thấy thế nào khi con nói với mẹ như thế?”

Paul rất ngạc nhiên khi mẹ Fran hỏi cậu bé câu này. Cậu bé đã liên tục nghĩ xem mẹ sẽ cảm thấy thế
nào trước các hành động của cậu. Nhưng vì vẫn còn đang rất giận, cậu bé chỉ nhún vai nói: “Con
không biết”.

Và Fran hỏi tiếp: “Con có thể nghĩ ra cách khác để nói cho mẹ biết con đang cảm thấy thế nào được
không?”. Vẫn đang giận, Paul bỏ ra ngoài. Nhưng khi nhớ lại cái nhìn đau khổ trên gương mặt mẹ,
cậu bé quay lại, xin lỗi và nói với mẹ rằng cậu không hề cố tình làm thế.

Giờ đây, khi cả Fran và Paul đều đã bình thường trở lại, Fran có thể giải quyết vấn đề đã khiến con
trai chị nổi giận. Chị có thể hỏi: “Con nghĩ cần phải làm gì để hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn?”.
Paul không thể nào trả lời được câu hỏi này, bởi vì cậu chưa gặp phải trường hợp như thế bao giờ;
và cậu bé cần suy nghĩ. Cuối cùng, Paul nói: “Lẽ ra con nên làm bài tập trước rồi mới đi chơi với
bạn” .

Khi bạn hỏi con những câu hỏi như thế, bé sẽ hiểu rằng vấn đề không phải là ở cảm giác của bé, mà
là cách bé thể hiện ra cảm giác đó. Cuối cùng Paul cũng đánh giá được cách thể hiện cơn giận của
bé khiến người khác đau lòng ra sao. Bé cũng học được cách nghĩ về việc người khác sẽ phản ứng
trước cảm giác của mình thế nào. Khi cảm thấy giận dữ, bé tìm ra những cách thể hiện khác nhau.

Chúng ta mắng mỏ con cái nhiều bao nhiêu thì con cái sẽ nói hỗn − hoặc muốn nói hỗn − với chúng
ta nhiều bấy nhiêu.

Cách nói chuyện mới của Fran với con trai không còn mang bóng dáng đe dọa trừng phạt cậu bé
nữa. Và Paul cũng không còn phải “ghét” mẹ nữa.

Con bạn giận dữ ư?

Bé có thật sự hiểu hay không?

Có thể đàn ông đến từ Sao Hỏa và phụ nữ đến từ Sao Kim , nhưng trẻ em, đặc biệt là các em còn bé,
thường cho rằng mình thuộc về hành tinh của riêng các em.

Hãy cùng theo dõi vài ví dụ của tôi. Một buổi sáng, khi bước vào lớp học mẫu giáo và nhìn thấy một
em bé trông rất vui vẻ, hăng hái, tôi bèn lên tiếng chào: “Chào bé”.

Cậu bé trả lời: “Cháu không phải là ‘Bé’. Cháu là Richard”.

Lần khác, tôi đang đứng đợi taxi ở bên ngoài ga Penn (thành phố New York) thì nghe được gia đình
đứng sau lưng nói chuyện về việc họ đã đi du lịch từ Boston đến thác Niagara và vừa đến New
York. Tôi mỉm cười nói: “Các bạn đi chơi được nhiều thật đấy”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.