CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 41

nghiệm này sẽ giúp con tôi học được cách trân trọng những gì đang có. Tôi biết mình đã trải
nghiệm điều đó”.

Đây là một thông điệp quan trọng cho tất cả chúng ta. Khi cuộc sống làm chúng ta bất ngờ bằng
những tình huống không ai dự tính trước, chúng ta có thể sử dụng những trải nghiệm này làm bậc
thang để tiếp bước đi tới tương lai, làm cơ hội để trưởng thành và thích nghi. Chúng ta sẽ không
bao giờ biết chắc được điều gì sắp xảy ra, nhưng chúng ta có thể tự tin vào khả năng giải quyết rắc
rối của chính mình.

Giúp con đối diện với cái chết của người thân

Chết là một phần tự nhiên của cuộc sống. Mặc dù muốn con cái chúng ta không phải nếm trải cảm
giác mất mát, nhưng rõ ràng là chúng ta không thể. Hiểu được ý nghĩa của việc mất đi người thân là
một phần của hành trình học làm người.

Đồng thời, chúng ta phải thừa nhận rằng khái niệm về chết chóc và mất mát của trẻ em khác chúng
ta rất nhiều, và khi trẻ lớn lên thì khái niệm đó cũng dần thay đổi.

Janis Keyser, đồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình tang
thương ở Philadelphia, Pennsylvania , cho biết: “Trong lúc tang gia bối rối và đau thương, người
lớn có thể không để ý đến việc làm thế nào để chăm sóc và hỗ trợ con mình được tốt nhất”. Chị nói
thêm rằng mặc dù trẻ em còn bé có thể chưa hiểu được ý nghĩa của từ “chết” ở thời điểm xảy ra sự
kiện, nhưng cần phải sử dụng đúng từ và đừng nên thay thế bằng những từ khác để né tránh sự
thật và giảm bớt đau buồn. Chị giải thích: “Trẻ em có xu hướng hiểu mọi việc theo nghĩa thực. Nếu
bạn nói tránh đi với đứa con đang ở tuổi mẫu giáo: “Chúng ta mất ông rồi”, rất có thể bạn sẽ thấy
con bạn đi tìm ông trong tủ đựng quần áo”.

Những tuyên bố khác cũng vô nghĩa không kém, chẳng hạn như: “Chúa đón bố đi rồi”, hoặc: “Bố
đang đi gặp Chúa”. Trẻ còn bé có thể nảy sinh lòng sợ Chúa hoặc không dám đi ngủ nữa. Keyser
cũng khuyên bạn không nên đưa ra những lời giải thích như: “Bố bị ốm”, bởi vì lần sau khi trẻ bị
cảm lạnh, có thể bé sẽ nảy sinh cảm giác sợ chết. Nếu bố bé chết vì bệnh, tốt hơn là hãy giải thích
với bé: “Bố ốm nặng, nặng lắm, và các bác sĩ cũng không thể làm gì được”.

Sau đây là cách một bà mẹ chuẩn bị tâm lý cho cô bé Lindsay tám tuổi trước cái chết của bà ngoại
vì ung thư giai đoạn cuối. Chị nói với Lindsay: “Mẹ có một tin tốt và một tin xấu cho con. Tin tốt là
bà sẽ không còn phải chịu đựng các cuộc phẫu thuật nữa vì chúng chẳng giúp ích được gì cho bà, và
con cũng biết là bà đau đớn thế nào sau khi phẫu thuật rồi đấy. Tin xấu là các mầm bệnh có thể
phát triển mạnh hơn. Các bác sĩ sẽ thử một loại thuốc mới, nhưng không biết là có hiệu quả hay
không”.

Khi Lindsay hỏi bà có thể đến xem trận đấu bóng của bé hay không, mẹ bé giải thích rằng bà không
thể làm được nhiều việc mà trước đây vẫn thường làm nữa: “Bà ốm rất nặng, vì thế nên bà rất, rất
mệt”. Khi Lindsay chuyển chủ đề, mẹ bé không nói về vấn đề đó nữa. Mẹ bé giải thích: “Theo
nguyên tắc, tôi chỉ nói về bà khi mà Lindsay còn quan tâm. Và khi nói đến chuyện đó, tôi không nói
thẳng với cháu là bà sắp chết, nhưng nếu cháu hỏi thì tôi cũng không nói dối. Tôi sẽ nói với cháu
rằng có thể bà sắp mất, nhưng không ai biết là vào thời điểm nào”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.