CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 71

rằng vì anh lớn hơn nên không cần ngủ nhiều như tôi, và rằng khi tôi lớn lên, tôi cũng được thức
khuya như vậy. Nhưng không gì có thể thuyết phục được tôi. Cuối cùng, bố tôi nói: “Được rồi,
Myrna, con cứ đi ngủ cùng lúc với anh. Rồi con sẽ thấy cảm giác ra sao”.

“Con sẽ khỏe thôi”. Tôi nói, nghe có vẻ như rất chắc chắn. Và tôi cảm thấy khỏe thật, cho đến tận
sáng hôm sau, khi tôi phải thức dậy.

“Sáng nay con cảm thấy thế nào lúc tỉnh dậy?” Bố tôi hỏi khi cả nhà ngồi ăn tối.

Không cần tôi trả lời, bố tôi đã thấy rằng ông không phải nhắc tôi đi ngủ đúng giờ một lần nào nữa.

“Con sẽ làm sau” – chữa bệnh lần khân

Dường như đối với nhiều trẻ em, lần khân đã trở thành căn bệnh bẩm sinh. Bất kể bạn yêu cầu con
làm điều gì − thu dọn phòng riêng, hoàn thành việc nhà hay làm bài tập về nhà - câu trả lời luôn
giống nhau: “Để đấy con làm sau”. Hầu hết chúng ta đôi khi cũng như vậy. Nhưng khi nào thì việc
lần khân trở thành vấn đề, và chúng ta phải làm gì để khắc phục nó?

Bé Lizzi mười hai tuổi muốn được làm thủ môn cho đội bóng, nhưng bé không được phép chơi thử
khi chưa hoàn tất thủ tục khám sức khỏe. Mỗi khi mẹ tìm cách thu xếp hẹn gặp bác sĩ, Lizzie lại nói:
“Để hôm khác”. Thời hạn nộp giấy khám sức khỏe qua mất, thế là Lizzie không được gia nhập đội.

Đêm trước thời hạn nộp bài nghiên cứu xã hội chính khóa, bé Randi mười tuổi vẫn chưa bắt tay
vào thực hiện, mặc dù đề tài được giao cách đó hai tuần. Tối nào bố cũng nhắc bé làm bài, nhưng
bé lờ đi. Kết quả là Randi phải nhận một điểm F.

Bé Thad bốn tuổi hứa sẽ dọn phòng ngay sau khi chơi game xong, nhưng bao giờ xong thì không
biết. Mẹ dọa sẽ cất bộ trò chơi nếu như bé không thu dọn phòng trước bữa tối. Nhưng đến sáu giờ
tối, vẫn chưa có món đồ chơi nào được cất đi cả.

Nếu con bạn hành xử theo cách này, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu. Thậm chí bạn còn nảy ra ý định
tự mình làm lấy mọi việc, nhưng chớ có mà làm vậy. Nếu như bạn bắt tay vào làm việc đó, trẻ sẽ tin
rằng việc lần khân là có lý. Mặt khác, nếu bạn tìm cách lờ đi sự thật là trẻ đang lần khân, trẻ sẽ dễ
dàng tin rằng chỉ cần làm ngơ trước những việc phải làm thì đâu sẽ vào đấy cả.

Sau đây là một số lời khuyên nhằm giúp bạn chống lại vấn đề lần khân.

Trước hết, hãy nói với trẻ về hậu quả của việc lần khân. Trong trường hợp của Lizzie, chiến thuật
trì hoãn đã khiến bé phải chịu kết cục thất vọng, cay đắng. Một cuộc trò chuyện giữa hai mẹ con về
việc làm thế nào để kịp những mốc thời gian quan trọng là đủ để Lizzie thay đổi hành vi.

Randi cần phải học được cách hoàn thành những bài tập dài ngày. Với sự hỗ trợ của bố mẹ, bé bắt
đầu lên kế hoạch sử dụng thời gian sao cho mọi bài tập về nhà đều được giải quyết từ sớm, chứ
không đợi đến sát ngày nộp bài mới làm nữa (Để tìm hiểu thêm về việc lên kế hoạch cho thời gian
làm bài tập về nhà, xin vui lòng xem Chương 18.)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.