CHÂM NƯƠNG - Trang 19

Gã sải những bước dài uyển chuyển mặc cho thân hình “thùng phuy” ngoại
cỡ, lướt qua hết gian hàng này đến gian hàng nọ. Tới cửa tiệm cuối cùng,
bỗng gã khựng lại.
Cửa kính của quán nọ đủ lớn để soi trọn từ đầu đến chân.
Gã nhìn hình phản chiếu của mình trên cánh cửa thuỷ tinh.
Phía dưới vẫn nục nịch như vậy nhưng từ cổ trở lên… Thứ vốn là đầu
người đã biến mất.
Không hẳn là biến mất mà thay vào đó là đầu một con súc vật. Cái đầu nhô
ra nhọn hoắt hao hao đầu cá dù nửa trên lại na ná bọ hung. Dưới đôi môi
dày tớn lên là hàm răng chìa ra, thụt thò mất trật tự. Gai mọc chia chỉa hai
bên má đến sát đôi tai to bự lủng lẳng như lá lách lợn.
Ðột nhiên gã như nghe văng vẳng đâu đây lời dò dặn: Yên tâm, chỉ có cậu
thấy rõ chính mình.

Chú thích:
Vĩ Ngư đã tham khảo cách tôi kim của Trung Quốc cổ đại trong “Thiên
công khai vật/

天工开物”.

Theo đó, “Nung kim khâu vùi dưới bột đất, than gỗ thông, tàu xì, để lại hai,
ba chiếc cắm bên trên thử lửa. Đến khi có thể dùng tay bóp vụn kim bên
trên nghĩa là kim bên dưới đã đủ lửa. Lọc ra lấy kim, bỏ vào nước lạnh.”
Giải thích một cách khoa học là kĩ thuật thấm carbon bằng chất thấm rắn.
Than gỗ thông là chất thấm bột, tàu xì và bột đất là chất xúc tác. Trong quá
trình nung nóng ở nhiệt độ cao, sẽ có biến đổi về cấu trúc bên trong kim
(thành cấu trúc đồng nhất và mềm dẻo). Khi nhúng kim đang nóng đỏ vào
nước lạnh, do nhiệt độ giảm đột ngột, kim sẽ chuyển sang cấu trúc có độ
cứng rất cao (Tham khảo techftc).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.