Đầy vẻ ân cần tử tế như một người cha, nhà bác học Czech cúi xuống
bản danh sách và tìm thấy cái tên của mình được viết bằng những chữ
CECHO- RIPSKY.
“Ôi, ngài là ngài Sechoripi ạ? -cô gái thốt lên.
- Phải đọc là Tché-kho-rjips-qui.
- Ôi, đọc thế không dễ chút nào!
- Vả lại, viết thế này là không chính xác”, nhà bác học nói. Ông cầm
lây cây bút để trên bàn và vạch lên đầu hai chữ c và R hai dấu á.
Cô thư ký nhìn hai cái dấu, nhìn nhà bác học và thở dài: “Phức tạp quá!
- Ngược lại, rất đơn giản.
- Đơn giản ư?
- Cô có biết Jean Hus không?”
Cô thư ký liếc nhanh bản danh sách đại biểu và nhà bác học Czech vội
vàng giải thích: “Cô biết đấy, ông ta là một nhà cải cách lớn của Giáo hội.
Một người tiền bối của Luther. Giáo sư ở đại học Charles, trường đại học
đầu tiên được thành lập ở Đế Quốc La Mã Thần Thánh như cô đã biết.
Nhưng có lẽ cô còn chưa biết là cái ông Jean Hus ấy đồng thời lại là một nhà
cải cách chính tả nổi tiếng nữa. Ông đã làm cho nó trở thành đơn giản tuyệt
vời. Để viết một âm như Tch cô buộc phải dùng đến ba chữ cái t, c, h. Người
Đức thậm chí phải dùng bốn chữ: t, s, c, h. Trong khi nhờ Jean Hus chúng ta
chỉ cần một chữ c với dấu ngoặc nhỏ ở trên đầu là đủ”.
Nhà bác học lại cúi xuống bản danh sách đặt trên bàn cô thư ký và viết
ra ngoài lề một chữ c to kèm theo một dấu á trên đầu: č, sau đó ông nhìn
thẳng vào mắt cô ta và phát âm bằng một giọng rõ ràng và hết sức rành rọt:
“Tch!”.
Cô thư ký cũng nhìn thẳng ông và nhắc lại: “Tch”.
- Đúng rồi. Tuyệt lắm.
- Thật là tiện lợi. Chỉ tiếc là cuộc cải cách của Luther chỉ được biết đến
ở nước ngài mà thôi.
- Cuộc cải cách của Jean Hus..., nhà bác học nói như không để ý đến
câu nói hớ của cô gái người Pháp, “không phải là hoàn toàn không được biết