đến. Có một nước khác cũng dùng thứ chữ cải cách ấy... cô có biết là nước
nào không?”
- Thưa không
- Nước Lituanie
- Nước Lituanie, cô thư ký nhắc lại, cố lục xem trong óc mình cái xứ đó
ở đâu trên thế giới.
“Ở Lituanie cũng vậy. Bây giờ chắc cô hiểu vì sao chúng tôi, những
người Czech khác, lại kiêu hãnh đến thế về những cái dấu nhỏ đặt trên đầu
các chữ đó. (Mỉm cười:) Chúng tôi sẵn sàng phản bội tất cả. Nhưng vì
những cái dấu này, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu đến giọt máu cuối cùng”.
Ông khẽ cúi chào cô gái và đi về phía những chiếc bàn xếp hình vuông.
Trước mỗi chiếc ghế có một tấm các nhỏ đề tên. Ông tìm thấy cái của mình,
ngắm nghía nó một lúc rồi cầm lên và mỉm một nụ cười buồn bã nhưng có
vẻ xin lỗi đi lại trao tấm các cho cô thư ký.
Vừa lúc đó có một nhà côn trùng học khác dừng lại trước bàn ở cửa
vào, để chờ cô gái đánh dấu nhân bên cạnh tên ông ta. Cô gái nhìn nhà bác
học Czech nói: “Xin chờ cho một lát, thưa ngài Chipiqui!”
Người này làm một cử chỉ hào hiệp như ý nói: cô khỏi lo, tôi không
giục đâu. Dáng nhẫn nại, không phải không có chút khiêm nhường cảm
động, ông đứng chờ bên cạnh bàn (thêm hai nhà côn trùng học nữa dừng lại
đó) và khi cô thư ký đã rảnh việc, ông chìa cho cô tấm các: “Cô xem, có kỳ
cục không?”Cô gái nhìn ngơ ngác: “Nhưng thưa ngài Cheni-piqui, ở đó có
đủ các dấu như ngài nói đấy chứ!”
- Đúng vậy, nhưng đó là các dấu ớ! Người ta đã quên lật ngược chúng
lên thành dấu á! Cô lại thử xem họ đặt chúng thế nào! Đặt trên chữ E và trên
chữ O! Cechoripsky!
- Ô vâng, ngài nói có lý! - cô thư ký phẫn nộ
- Tôi tự hỏi, giọng nhà bác học Czech mỗi lúc một buồn bã hơn, vì sao
người ta cứ luôn luôn quên chúng. Các dấu á ấy, chúng mới nên thơ làm sao!
Cô có thấy không? Trông như đàn chim đang bay! Như đàn bồ câu đang
tung cánh! (Bằng một giọng rất thích thú:) Vâng, nếu cô muốn, có thể nói là
giống như đàn bướm”.