CHẬM RÃI - Trang 9

3

T

rong ngôn ngữ thường ngày, từ “chủ nghĩa khoái lạc” dùng để chỉ một

xu hướng vô đạo đức chạy theo cuộc sống hưởng lạc, nếu như không phải là
trụy lạc. Cố nhiên, điều này là không chính xác: Epicurus, nhà lý thuyết vĩ
đại nhất về khoái lạc, có quan niệm đầy hoài nghi về cuộc sống sung sướng:
hưởng khoái lạc là người không bị đau khổ. Như vậy đau khổ là khái niệm
nền tảng của chủ nghĩa khoái lạc: người ta hạnh phúc chừng nào biết tránh
được đau khổ, và bởi vì những sự khoái lạc thường mang lại bất hạnh nhiều
hơn là hạnh phúc, nên Epicurus khuyên chỉ nên chọn những khoái lạc nào
thật chắc chắn và khiêm nhường. Lời khuyên đó dựa trên một nền cảnh đáng
buồn là: bị ném vào cảnh khốn cùng của thế gian, con người thấy rằng giá trị
duy nhất rõ ràng và chắc chắn là khoái lạc, mà cũng thật nhỏ nhoi thảm hại
những khoái lạc con người cảm nhận cho bản thân mình: một ngụm to nước
lạnh, một ánh mắt ngước nhìn bầu trời (nhìn vào cửa sổ nhà Trời), một sự
vuốt ve.

Dù khiêm nhường hay không, khoái lạc chỉ thuộc về người nào thể

nghiệm chúng, và một nhà triết học có thể phê phán xác đáng nền tảng ích
kỷ của chủ nghĩa khoái lạc. Thế nhưng, theo tôi thấy, gót chân Asin của chủ
nghĩa khoái lạc không phải là sự tự kỷ, mà là tính chất (ôi, ước gì tôi nhầm)
không tưởng vô vọng: thực vậy, tôi ngờ rằng lý tưởng khoái lạc sẽ không
bao giờ đạt tới được; tôi sợ là kiểu cuộc sống như chúng ta đang sống có thể
là không phù hợp với bản tính con người.

Nghệ thuật thế kỷ Mười Tám đã kéo khoái lạc ra khỏi màn sương mù

của những điều ngăn cấm đạo đức; nó đã làm nảy sinh thái độ mà chúng ta
gọi là “sự phóng đãng”, điều này tỏa ra từ những bức tranh của Fragonard và
Watteau, từ các trang sách của de Sade, Crebillon trẻ hay của Charles
Duclos. Đó là lý do anh bạn trẻ Vincent của tôi tôn thờ thế kỷ đó và nếu có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.