được phình to vĩ đại, thì mới có đủ sáng suốt để kiến thiết một điều gì. Mới
nghe qua với danh từ “khách quan quyết định”, “tập thể quyết định” thì thấy
làm như thế thật là hữu lý. Nhưng càng nghĩ kỹ càng bắt phì cười. Nhà Phật
nói: Câu chuyện này dù gom hết các bậc nhị thừa lại để suy nghĩ, cũng
không thể biết. Vì sao thế? Vì gộp vô số cái Tôi lại để suy nghĩ chỉ tổ làm to
lớn thêm cái mù lòa. Nói như thế thì đó há chẳng phải là điều vô lý sao!
7. Chính con người, nhất là con người của chính mình, mới là một công
cụ khám phá độc đáo
Cái Tôi bắt đầu từ mối đầu dòng sinh mệnh, kết thành một bài toán cộng vĩ
đại, cho đến khi thu gọn vào trong một cái chuồng Tôi ngày nay. Nhưng
kiếp sống của cái Tôi ngày nay đến trăm tuổi cũng chẳng được mấy người.
Nhưng nếu tôi chỉ là một cái chuồng lao nhao, thì kiếp sống càng được kéo
dài bao nhiêu, số lao nhao trong chuồng ấy cũng càng được nhân lên bấy
nhiêu. Vậy thử hỏi đám lao nhao ấy càng đông đảo, càng trường cửu để làm
gì chứ!
Giả sử có một đám lao nhao ấy, và cái Tôi tức là không phải cái Tôi, thì
việc gì sẽ xảy ra? Và tại sao nhà Phật lại mượn câu chuyện tháp Đa Bảo để
ám chỉ cho thân chúng sanh?
Như trên kia đã từng nói, nếu lấy cái Tôi mộng huyễn làm nền tảng cuộc
sống, lấy hướng ngoại làm đường hướng, lấy vật chất, sắc tướng, âm thanh
làm miếng mồi để săn đuổi, thì đằng kia xa xa, cuối con đường khám phá đã
ló dạng một đấng chúa tể đang ngồi chờ. Và toàn bộ cái Tôi, cho đến từng
tinh trùng, từng tế bào, đều chỉ là một tập đoàn mâu thuẫn vĩ đại ùn ùn nổi
dậy; và cái chuồng Tôi ngày càng bị thắt chặt lại, bẩn chật thêm, làm cho
màn bí mật của sự vật ngày càng được khép kín. Dẫu cho cái Tôi ấy là của
một nhà khoa học vĩ đại chăng nữa, cũng chỉ đến thế là cùng.
Có ai ngờ, chỉ một phút giây quay trở lui vào để xem xét những biến cố
của cái Tôi, thì sự thắt chặt của cái Tôi lập tức nới dãn. Tập đoàn lao nhao
trong cái Tôi cũng tự nhiên lắng dịu bớt sự ồn ào. Tất cả những mâu thuẫn
đòi hỏi của khắp tinh trùng và tế bào, cũng tùy thuộc vào đó mà lắng dịu