CHẨN ĐOÁN HỌC Y ĐẠO - Trang 37

trường hợp bên trong hao tổn là khí âm không đủ, làm cho mạch dồn thịnh
lên trên. Đến như khí phong hỏa chìm hãm vào phần âm, mạch phải Vi, Sắc,
tức là trong mạch Vi Tế thuộc âm mà thoạt kèm theo mạch Trường. Thế là
nhiệt hòa với bên ngoài mà phát, có triệu chứng sắp khỏi, há có thể cho là
hiện tượng bệnh tiến được sao!

6. ĐOẢN
Là ngắn, mạch Đoản thì trên Thốn dưới Xích, phân biệt rõ 3 bộ làm 3 đoạn.
Phàm Vi, Sắc, Động, Kết đều thuộc loại mạch Đoản. Khác hơn mạch Tiểu là
mạch Tiểu 3 bộ đều tiểu nhược, không phấn chấn. Khác hơn mạch Phục vì
mạch Phục ở ẩn dưới Gân. Mạch Đoản thường chỉ thấy bộ Xích và bộ Thốn.
Nếu hiện bộ Quan, trên không thông với Thốn là dương tuyệt, dưới không
thông với Xích là âm tuyệt. Đó là lý bộ Quan thường ít thấy ở mạch Đoản.

Mạch Đoản là khí dương không nối tiếp, hoặc bên trong có đàm khí thực

kết thành. Nhưng đàm khí thực tích trở ngại đường khí, cũng bởi khí dương
bất lực mới thấy trở nghẹt, nên phàm thấy có chứng trở nghẹt thì phải kèm
thuốc nâng đỡ phần khí trong số thuốc thông đàm, làm cho khí điều chỉnh
thì đàm nghẹt tự khỏi. Nếu là ở trong không có trở nghẹt mà mạch hiện
Đoản, Cách, gấp phải dùng thuốc ôn bổ to để cứu sắp tuyệt, không thì không
thể trị được.

7. ĐẠI
Nghĩa là to, nghĩa là ứng dưới ngón tay thấy đầy tràn, đã Đại lại Trường, đè
xuống tựa như kém sức một chút. Phàm Phù, Khâu, Hồng, Trường đều thuộc
loại mạch Đại. Nhưng Trường thì chỉ thấy Trường chứ không có Đại. Mạch
Hồng đã Đại lại Sác.

Mạch Đại có âm dương hư thiệt khác nhau, không thể cố chấp nhất luật.

Nếu Đại mà hữu lực là dương có dư, là bệnh biến. Đại mà vô lực là khí
chánh không đủ. Đại mà lệch bên trái là thịnh ở kinh. Đại mà lệch bên phải
là nóng, thịnh ở phần âm. Đại mà kèm Sắc, kèm Khâu là ở trong huyết thiếu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.