chứng ở trong (hãi ngược, trường tịch). Nhưng tóm lại đều là khí dương
không đến nên mới ra thế.
14. HƯỠN
Là hòa hưỡn, buông lơi đến đi đều hòa hưỡn, không nhanh không chậm.
Phàm Hư, Nhụ, Vi, Tế đều thuộc loại mạch Hưỡn. Nhưng mạch Nhụ thấy
mềm nhũn. Mạch Hư thấy to mà trống thiếu. Mạch Vi thì vi tế mà mềm.
Mạch Nhược thì đã tế lại mềm, nhuyễn, vô lực.
Mạch Hưỡn là mạch chánh của người bình thường không cần chữa trị.
Nhưng nếu Hưỡn mà kèm theo Đại (lớn) là bệnh thương phong; Hưỡn mà
kèm theo Tế là bệnh thấp tê; Hưỡn mà Sắc là huyết bị tổn thương; Hưỡn mà
Hượt là đàm trệ. Cần phải xét xem hữu lực, vô lực để phân biệt. Nếu Hưỡn
Đại, hữu lực tức là có thừa thì chứng phải thấy lăn lộn nóng bức. Nếu Hưỡn
mà mềm, vô lực tức là không đủ thì chứng phải thấy hư hàn, há nên chỉ thấy
Hưỡn mà bèn cho là hư mà không hợp chứng để xét được sao!
15. KHÂU
Nghĩa là bộng, sờ vào thấy bộng rỗng như đè vào cọng hành. Đặt tay nhẹ
thấy được mặt trên, hơi hiện rõ Huyền Đại; đè xuống giữa thì giảm nhỏ,
bộng rỗng; đè nặng xuống dưới lại đụng mặt dưới của ống mạch như mặt
dưới của lá hành, vẫn có căn cứ. Phàm mạch Phù, Cách, Huyền, Hồng đều
thuộc loại mạch Khâu. Khác với mạch Hư, vì mạch Hư đè xuống thấy vô
lực.
Mạch Khâu là huyết thiếu đột ngột không thể thấm nhuần cho phần khí,
thì chứng phải thấy phát nóng, choáng váng, mắt hoa, kinh khiếp, hồi hộp,
suyễn gấp, mồ hôi trộm, thoát huyết. Nhưng mạch Khâu mà thấy có hơi
khum đầu, tức là phải có kèm theo ứ tích, trở trệ. Khâu mà Huyền, cường,
đun mạnh ngón tay, về chứng thấy có huyết tràn, mình nóng thì Khâu lại là
nơi chơn âm khô kiệt. Nếu mạch Khâu kèm theo ứ tích, trở trệ thì chỉ thuộc