hữu lực, vô lực để phân định. Nếu thấy Hượt, Đại, Sác phải đoán là bệnh có
dư. Nếu chỉ nhẹ, nổi, hòa hưỡn, không hữu lực mấy thì đừng vội cho là bệnh
thiệt. Hoặc bởi khí thiếu không thể thống nhiếp âm hỏa, mạch hiện hượt lợi
cũng không biết chừng. Hoặc bởi đàm thấp chất chứa ở trong mà hiện mạch
Hượt. Đến như người bình thường mạch Hượt mà hòa tức là không bệnh.
Đàn bà tắt kinh, nếu thấy Hượt Sác tức là có thai, sắp sanh mà thấy Hượt Tật
là mạch ly kinh của trường hợp sắp xổ lồng. Đi tả, đi kiết mà thấy Huyền
Hượt là Tỳ Thận bị tổn thương. Bệnh lâu mà thấy Huyền Hượt là âm hư, há
có thể chấp mà trị theo bệnh thiệt được sao!
20. SẮC
Nghĩa là rít, qua lại rít khó, nhịp động không chảy trơn, như hột mưa rơi
xuống cát, hoặc tựa như dao chặt tre. Phàm Hư, Tế, Trì, Sác đều thuộc loại
mạch Sắc. Nhưng mạch Trì thì thấy chậm chạp, hưỡn đãi. Mạch Hưỡn thì
thấy khoan thai, hòa hưỡn. Mạch Nhụ thì đi đến đều mềm nhuyễn.
Mạch Sắc là hiện tượng khí huyết đều hư, nên chứng thường thấy rút,
vặn, tê, dại, lo, uất, mất huyết, tổn kinh, huyết nghịch, ăn ít v.v… nhưng
cũng phải phân Sắc mà lạnh, Sắc mà khô, Sắc mà nóng khác nhau. Nếu
mạch Sắc mà thấy ói mửa, ỉa chảy là ruột trệ, ruột lạnh. Nếu Sắc mà thấy
thương tinh thất huyết, co vặn, tê dại, là khô sắc không hòa. Nếu mạch Sắc
mà thấy đại tiện táo bón là nhiệt tà bế ở trong, hoặc ở hàn trệ không thông.
Tóm lại đều nương nơi chứng mà tìm cầu, há có thể chỉ cho là huyết hư mà
không phân biệt thẩm xét được sao!
21. ĐỘNG
Nghĩa là động, nghĩa là nhịp mạnh dao động một cách giựt giựt, thấy hượt
sác như châu ngọc hiện ở bộ Quan. Phàm Phù Đại, Phù Sác đều thuộc loại
mạch Động, khác hơn mạch Hượt vì mạch Hượt bộ nào cũng thấy hượt sác
chảy trơn.