ngón giữa tay phải của thầy thuốc phải đặt ngay trên gu xương nhọn ấy mà
lấy bộ Quan là chính xác nhất. Nếu là tay phải của bệnh nhân thì phải ngược
lại theo bản đồ dưới đây:
Nếu là thầy thuốc của Y Đạo thì mạch, bệnh, chứng, thuốc, cách chữa đều
phải ăn khớp nhau như những khớp xương sọ người mới được. Thí dụ: Trái
thường của mạch của bệnh là đàm khí nghịch, hữu Thốn nghịch thì phép trị
liệu dù cho ăn uống thuốc men, châm cứu… chăng nữa cũng phải thấy kết
quả bệnh chứng khí nghịch, mạch nghịch, ứng theo phương pháp chữa trị
mà lần giảm một cách rõ rệt thì mới gọi là có hiệu lực kết quả. Nếu trong
vòng ba ngày theo dõi liên tiếp mà mạch tượng vẫn đâu nằm đấy, bệnh
chứng vẫn y nguyên thì phải chấp nhận là mình chưa biết nó. Nếu phải theo
đến nửa tháng đến 20 ngày mới mong thấy hiện kết quả, thì đó không phải là
công của thầy thuốc. Cho nên phép chẩn đoán trước hết phải biết rõ nguồn
bệnh hầu định bệnh cho được đảm bảo chính xác. Muốn được như thế phải
hội đủ tứ chẩn kết hợp thành bài toán để có được đáp án con số thành, từ đó
mới căn cứ trên sự thấy biết ấy mà hoạch định một bản đồ trị liệu, để tiến
bước nào là vững chắc bước nấy, chẳng khác nào một ông tướng lão thành
đương đầu với trận địa một cách bình tĩnh hiên ngang hay như tổ cờ thế, vừa
đặt tay xuống là chuyển động cả bàn cờ. Có như thế mới xứng đáng gọi là
lương y của Y Đạo.