CHÂN LẠP PHONG THỔ KÝ - Trang 111

(trong tiếng Khơ me cổ có nghĩa là lấy nhựa si lắc), các lái buôn bèn ký âm
chegn lak thành

真臘 để khai báo với quan trên về nguồn gốc hàng hóa.

Người Việt phiên âm Hán Việt là Chân Lạp. Chân Lạp Quốc trên mặt chữ
Hán được hiểu theo nghĩa là xứ có thứ sáp chính hiệu (the country of
genuine wax)...”. (Goldfish).

[2]

Lê Hương, tên thật là Lê Quang Hương, từng sang Nam Vang làm

tổng thư ký toà soạn tờ Dân Việt. Ngoài cuốn Chân Lạp phong thổ ký, ông
còn một số tác phẩm liên quan đến Cao Miên như: Tự học chữ Miên, Người
Việt gốc Miên, Angkor (Đế Thiên Đế Thích), Chợ trời biên giới Việt Nam-
Cao Miên, Sử Cao Miên… (theo Nguyễn Đức Hiệp, Lê Hương – Nhà văn,
nhà

nghiên

cứu

Nam

bộ

về

Cao

Miên,

http://diendan.songhuong.com.vn/showthread.php?t=205). (Goldfish).

[3]

Chua của Jeannette Mirsky, từ giờ viết tắt là JM, chú của người dịch,

từ giờ viết tắt là ND.

[4]

Một sử gia hồi đầu thế kỷ thứ mười chín nói rằng hoàng tộc đã chọn

tên của nó theo tên một thứ trái cây: màu đỏ và màu trắng, tròn và chia
thành vệt bởi ba đường vạch, nó mang các đường nét được nghĩ đáng mong
ước nơi người phụ nữ của Kamboja.

Phần này do JM có lẽ vì không hiểu rõ nên giải thích đoạn đã được dịch

trong bản của Lê Hương (từ giờ viết tắt là LH) như sau: “Triều đại hiện thời
căn cứ vào kinh sách Tây Phiên, gọi tên nước là Cầm Phổ Chi (Kan-p’ou-
Tche) đọc ra gần giống như Cam-Bội-Trí (Kan-po-Tche)” (LH).

[5]

Ôn Châu, Chiết Giang.

[6]

Nguyên bản ghi hướng Đinh Vị, chú của ND.

[7]

Đoạn này JM dùng các địa danh hiện thời nhưng cũng không có gì sai

lạc. ND.

[8]

Chân Bồ?, theo LH là Vũng Tàu ngày nay, ND.

[9]

Nguyên bản theo hướng Khôn-Thân, ND.

[10]

Theo LH, Tra-Nam tức Kompong Chnang ngày nay, ND.

[11]

(Bán lộ thôn), không rõ nơi đâu.

[12]

Phật Thôn, theo LH là tỉnh Pursat ngày nay, ND.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.