CHÂN LẠP PHONG THỔ KÝ - Trang 121

[117]

Bản dịch của LH như sau: “Họ không làm men bằng hột trái cây [?

hạt ngũ cốc]. Họ chế rượu với mật, nước và lá cỏ, đó là một thứ rượu cốt
mà họ dùng giống như rượu cốt màu trắng ở trong làng chúng ta.”

[118]

Một cây thuộc họ tầm ma (nettle) được dệt thành các sợi mịn, JM.

[119]

Các chiếc đũa, được nói đến đầu tiên trong thế kỷ thứ ba, đã là một

sáng chế quan trọng trong lịch sử của các cung cách ăn uống. Sự sử dụng
chúng cho thấy rằng người Trung Hoa đã tiến bộ vượt quá trình độ ăn bốc
bằng ngón tay, JM.

[120]

Bản dịch của LH ghi: “chiếu làm ở Minh Châu (ming-tcheou)”…

[121]

Bản dịch của LH: “Người ta đậy thức ăn bằng một miếng vải”…

[122]

Pelliot ghi chú rằng tập tục này thực sự đã xảy ra tại Đông Dương.

Họ lưu giữ một tín điều ở Viễn Đông rằng túi mật là vị trí của sự can đảm –
trong tiếng Hán, túi mật và sự can đảm có cùng từ ngữ [đảm]. Mật các thú
vật, giống như mật của con người, có một chỗ đứng danh dự trong sách y
dược Trung Hoa, JM.

[123]

Bản dịch của LH ghi, “gian dâm với đứa con gái”.

[124]

Bản dịch của LH ghi, “Bạn tôi, họ Tiết”.

[125]

Bản dịch của LH ghi, “Nếu quả vậy, đó là dân chúng biết áp dụng

uy lực thiêng liêng của Đức Phật.”

[126]

Bản dịch của LH có thêm chi tiết nơi đây, “Hàng ngàn người tựu

họp dưới sông như thế.”

[127]

Đoạn này có trong nguyên bản tiếng Hán, nhưng bị bỏ sót, không

thấy có trong bản dịch của JM, nay chép lại theo bản dịch của Lê Hương.

[128]

Bản dịch của LH ghi, “Tôi nghe nói rằng dưới triều các Vua trước,

dấu bánh xe của các Ngài không bao giờ in khỏi cửa cung, đó là để đề
phòng những trường hợp bất trắc.”

[129]

Bản dịch của LH dịch câu này như sau, “Liền khi ấy, Nhà Vua ngồi

xuống. Nơi Ngài ngồi có một miếng da sư tử là bảo vật của Hoàng Triều
truyền lại”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.