DẪN NHẬP
Chân Lạp (Chen-La), như một xứ sở được gọi bởi người Trung Hoa,
cũng còn được gọi là Chan-la (Chiêm Lạp) (sau khi nó đã chinh phục xứ
Chàm (Champa) vào năm 1199)
. Tại địa phương, tên của nó là Căm Bốt
(Cambodia)
.
Lên tàu tại Wen-chou
, chúng tôi đi
ngang các thành phố nằm trên bờ biển của Đông Kinh (Tonkin: Bắc Kỳ) và
Quảng Đông (Kwang-tung); chúng tôi đi ngang qua Biển Hoàng Sa (Sea of
Paracels) và Biển Giao Chỉ (Sea of Chiao-chih) và đến xứ Chàm
. Từ đó,
khi thuận gió, trong mười lăm ngày có thể tới Chen-pu
, biên cương của
Căm Bốt. Từ Chen-pu (Chân Bồ), lái theo hướng tây tây nam
, chúng tôi
băng qua Biển K’un-lun (Sea of K’un-lun: Biển Côn Sơn hay Côn Lôn) và
tới vùng châu thổ của một con sông. Trong một số cửa mà xuyên qua đó
con sông đổ nước ra biển, chỉ có cửa sông thứ tư là có luồng lưu thông; tất
cả các cửa sông khác đều có các cồn cát trên đó các tàu lớn có thể bị mắc
cạn. Tất cả những gì trong tầm mắt nhìn là các đợt sóng xô dâng cao, các
cây bị chết, cát vàng, và mỏm san hô trắng; không có tiêu mốc trên mặt đất
và ngay các thủy thủ cũng gặp khó khăn để chấm định được luồng nước
thực sự. Từ nơi khởi đầu luồng nước với một dòng chảy êm dịu cho phép
một chiếc tàu có thể lên tới Ch’a-nan
, một trong các tỉnh của Căm Bốt
về phía bắc, trong khoảng mười lăm ngày. Tại Ch’a-nan (Tra-Nam), chúng
tôi đổi sang một chiếc thuyền nhỏ hơn, và với dòng nước thuận lợi, chúng
tôi đi ngang ngôi làng giữa lộ đường là Pan-lu-tsun
, kế đó làng của Đức
Phật, được gọi là Fo-ts’un
, và cứ thế băng ngang Tonle-sap
, một danh
xưng phát sinh từ tiếng Căm Bốt để chỉ vũng nước ngọt, chúng tôi đến Gan-
pang
, vào khoảng mười bẩy dặm tính từ thành phố
Theo văn bản Hán tự của chúng tôi, tập Mô Tả Các Giống Dân Man Rợ
(Description of Barbarians)
, Căm Bốt đo được vào khoảng 2500 dặm: về
phía bắc, sau hành trình mười lăm ngày, tới xứ Chàm; về phía tây nam, với
cùng khoảng cách, là xứ Xiêm La; và một hành trình mười ngày xa hơn nữa