NÔ TÌ
(CÁC NÔ LỆ)
Các kẻ man rợ thường được mua để làm việc của các đầy tớ. Khi còn trẻ
và khỏe mạnh, họ bán được một trăm tấm vải; già và yếu, đang giá từ ba
mươi đến bốn mươi tấm vải
. Các gia đình giàu có thể có hơn một trăm
đầy tớ, ngay những gia đình với phương tiện khiếm tốn có thể có mười hay
hai mươi nô tì; chỉ có người nghèo không có đầy tớ nào cả. Các kẻ man rợ
cư trú tại vùng núi non hoang dã và thuộc vào một chủng tộc khác; họ được
gọi là chuangs tức Chàng, các kẻ trộm
. Nếu, trong một cuộc cãi cọ, một
người gọi kẻ khác là “Chàng tặc: chuang”, đó là một sự sỉ nhục gây chết
người, thật đáng khinh miệt biết bao các kẻ man rợ, các kẻ bị xem là dưới
con người. Được mang đến thành phố, họ không bao giờ dám xuất hiện trên
đường phố. Họ bị buộc phải sống tại gầm bên dưới các ngôi nhà được dựng
trên các chiếc cột [nhà sàn] và khi được lên trên nhà để làm việc, trước tiên
họ phải quỳ gối và bày tỏ sự vâng lời thích đáng, phục lạy trước khi họ có
thể tiến về phía trước. Họ gọi các chủ nhân của họ là “cha mẹ: ba-đà (pa-
t’o: cha; mề (mi: mẹ)”. Nếu phạm lỗi lầm, họ bị đánh. Họ nhận sự trừng
phạt với đầu cúi xuống và không làm một sự động đậy nhẹ nhàng nhất. Các
người đàn ông và đàn bà này
cặp đôi với nhau. Không chủ nhân ông nào
lại mong muốn ngủ với một nữ nô tì bao giờ. Khi – và điều đó đã xảy ra –
một người Trung Hoa, độc thân và cư trú lâu năm tại xứ sở đó, có các quan
hệ với một phụ nữ nô lệ và việc này được khám phá bởi chủ nhân của cô ta,
vị chủ nhân từ đó trở đi sẽ cự tuyệt không ngồi xuống cùng với người Trung
Hoa bởi những gì mà người đó đã làm. Và nếu một kẻ nô lệ mang thai bởi
một người lạ, chủ nhân ông không cần viết đến lý lịch của người cha – ông
ta chỉ nhìn đứa bé sơ sinh như một nô lệ khác sẽ phục dịch cho các nhu cầu
gia đình của ông ta. Khi một nô tì chạy trốn bị bắt lại, mặt của anh ta bị
đánh dấu bằng một dấu màu xanh da trời. Đôi khi một vòng sắt được buộc
quanh cổ anh ta, đôi khi tay và chân anh ta bị xiềng xích lại.