CHĂN NUÔI DÊ - Trang 15

cạnh các biện pháp kỹ thuật cần thiết khác, công tác lai tạo có vai trò đặc
biệt quan trọng.
Mục đích của lai tạo là nhằm tạo ra con lai có những ưu điểm mới như nâng
tầm vóc và sản lượng sữa nhưng vẫn giữ được những ưu thế sẵn có của con
giống địa phương như khả năng chống đỡ bệnh tật cao, chịu đựng kham
khổ... Cơ sở chủ yếu của Ưu thế lai là nâng cao sức sống và làm phong phú
tính di truyền, đồng thời tạo cho con lai thích ứng với điều kiện sống tại địa
phương phát triển tốt hơn giống địa phương.
Ở NHIỀU quốc gia, các giống dê sữa cũng được lai tạo theo hướng lai giữa
các giống dê sữa nổi tiếng như Saanen, Alpine... với các giống dê địa
phương. Phương thức lai chủ yếu theo sơ đồ lai kinh tế đơn giản tạo con lai
F1, hoặc lai tạo giống mới (Lai cải tạo).
Lai kinh tế :

2. Một số kết quả ban đầu về lai tạo dê sữa :
Ðể cải tạo đàn giống Bách Thảo, bên cạnh những cố gắng về kỹ thuật chọn
lọc, nhân thuần theo xu hướng lai dê sữa ngoại có năng SUẤT CAO
ÐANG ÐƯỢC CHÚ TRỌNG. Ở miền Nam, từ năm 1992 Viện Khoa Học
NN miền Nam đã nhập tinh dịch hai giống dê sữa Saanen và Alpine từ
Pháp. Sản lượng sữa bình quân 800 lít /chu kỳ 230 - 240 ngày vắt. Trọng
lượng trưởng thành cho cả hai giống ở con đực 70 - 80 kg và cái 50 - 60 kg.
Sơ đồ lai tạo:

Con lai F1 giữa Bách Thảo X Alpine và Bách Thảo X Saanen có trọng
lượng sơ sinh và tốc độ sinh trưởng qua các thời kỳ đều cao hơn so với dê
Bách Thảo (BT).
3. Công thức lai tạo :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.