hóa.
6. Ðặc Ðiểm Bộ Máy Tiêu Hóa Của Dê Con :
Ở dê sơ sinh chỉ có dạ múi khế mới phát triển. Trong quá trình sinh trưởng
dạ cỏ phát triển nhanh và khi dê con ăn được thức ăn cứng dạ cỏ bắt đầu có
vi sinh vật và dần dần hoạt động và lúc đó có sự nhai lại thường khoảng 4
tuần tuổi. Sang tuần thứ 5 - 8 có thể cai sữa dê con.
7. Sự Tiêu Hóa :
Dê dùng lưỡi vơ cỏ nhai vội vàng nuốt vào dạ dày, phần thức ăn nặng như
hạt củ, sỏi sạn thì đi vào dạ tổ ong còn phần nhẹ như cỏ lá thì đi vào dạ cỏ.
Ở dạ cỏ và tổ ong, thức ăn được nhào trộn đều thấm nước mềm đi và lên
men rồi bằng động tác ợ của con vật thức ăn được trở lên miệng lúc này
nước bọt được tiết ra và con vật bắt đầu nhai lại. Thức ăn sau khi được nhai
lại thấm kỹ nước bọt đi qua rảnh thực quản (khi đó hai môi rảnh thực quản
khép lại) vào dạ lá sách xuống thẳng dạ múi khế.
8. Tập Tính Nhai Lại :
Dê thường ăn vào ban ngày và nhai lại vào ban đêm khoảng 22 giờ đến 3
giờ sáng hoặc nhai lại vào lúc nghĩ ngơi xen kẻ giữa các lần ăn cỏ trong
một ngày đêm. Trong một ngày đêm dê trưởng thành có thể nhai lại từ 6
đến 8 đợt, dê con nhai lại nhiều hơn 15 đến 16 đợt. Mỗi lần nhai lại từ 20
đến 60 giây. Khi dê ăn thức ăn cứng như rơm khô thì thời gian nhai lại gấp
hai lần cỏ tươi. Trời nóng thì sự nhai lại chậm hơn trời mát, thức ăn cỏ ẩm
và mục đều ảnh hưởng đến sự nhai lại. Môi trường cũng ảnh hưởng đến sự
nhai lại : yên tỉnh thì sự nhai lại tốt nếu ồn ào thì sự nhai lại kém và bị ức
chế.
Các yếu tố stress như hưng phấn quá dê bị say nắng hoặc ăn thức ăn ẩm
mục đều ảnh hưởng đến sự nhai lại. Trong quá trình nhai lại nước bọt được
tiết ra từ 6-10 lít trong một ngày đêm. Khi ăn tuyến nước bọt chỉ tiết ra một
lít trong khi sự nhai lại tiết ra gấp 3 lần.
Hiện tượng nhai lại có vai trò quan trọng trong sự tiêu hóa nhờ đó mà thức
ăn được thấm nước bọt nghiền nát tạo nên pH dạ cỏ 5,5 đến 6,5 tạo điều
kiện cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động.
9. Tập Tính Của Dê :