CHĂN NUÔI DÊ - Trang 6

Là túi lớn nhất chiếm khoảng 80% thể tích của dạ dày ở dạ cỏ có hai lỗ
thông. Một lỗ thông với thực quản gọi là lỗ thượng vị, một lỗ thông với dạ
tổ ong. Lỗ thượng vị có một rảnh nhỏ chạy dọc qua dạ tổ ong và lá sách gọi
là rảnh thực quản. Trong dạ cỏ có nhiều hệ vi sinh vật như thảo trùng, vi
khuẩn và nấm
+ Dạ tổ ong:
Là túi nhỏ nhất trong 4 túi 0.5 - 2 lít, mặt trong của dạ tổ ong có gờ nổi lên
thành các ô thành nhiều cạnh, mỗi ô lớn chia thành nhiều ô nhỏ giống như
tổ ong.
Vai trò của dạ tổ ong là nghiền nát thức ăn, dạ tổ ong thông với dạ cỏ ở phía
trái và bằng một lỗ hẹp.
+ Dạ lá sách:
Là túi to hơn dạ tổ ong, mặt trong có nhiều lá thịt mỏng xếp theo chiều dọc
như những trang sách của một quyển sách mở. Lá sách có vai trò nghiền
nát thức ăn ép thức ăn và thu lấy chất lỏng.
+ Dạ múi khế:
Là một túi dài khoảng 40 - 50 cm có lỗ thông với dạ lá sách. Thành trong
mềm xốp có nhiều mạch máu và tuyến tiêu hóa. Trong 4 túi của dạ dày dê
thì chỉ có dạ múi khế mới có tuyến tiêu hóa.
+ Rảnh thực quản:
Từ lỗ thượng vị có một rảnh gọi là rảnh thực quản mở hướng về túi dạ cỏ
chỗ tiếp giáp giữa dạ cỏ và dạ tổ ong. Rảnh thực quản có hai môi rất khỏe.
Khi hai môi mở ra thì thức ăn và nước uống sẽ đi thẳng xuống dạ cỏ, khi
đóng lại rảnh thực quản như một cái ống đưa thức ăn đã nhai lại từ thực
quản qua lỗ thuợng vị vào lá sách không qua dạ cỏ và dạ tổ ong. Dê con khi
uống sữa, hai môi của rảnh thực quản đóng lại đưa sữa vào dạ lá sách rồi
xuống dạ múi khế.
+ Ruột:
Gồm 3 phần ruột non dài khoảng 20 - 25 cm, ruột già lớn và ngắn hơn ruột
non 4 - 8cm, trung gian giữa ruột non và ruột già có manh tràng. Trong
màng nhày của ruột non có nhiều dịch tiêu hóa được tiết ra. Mặt trong của
màng nhày tạo thành những lông nhung để hấp thu thức ăn đã được tiêu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.