còn người tỵ nạn".
181. Sau khi lắng nghe một đệ tử đọc Tâm Kinh Bát Nhã, Ajahn Chah nói: "Không có
không, cũng không có Bồ tát", rồi hỏi tiếp: "Kinh này từ đâu đến?" Người học trò trả
lời: "Thưa thầy, theo con nghĩ thì do đức Phật thuyết." Ajahn Chah nói: "Không có
Phật. Kinh này nói về trí tuệ thâm sâu, vượt mọi điều kiện của thế gian. Nhưng nếu
không dùng nhữngđiều kiện của thế gian làm sao mà nói đây? Có phải thế không?"
182. Muốn trở thành thánh nhân ta phải thay đổi cho đến khi chỉ còn cái thân trơ. Tâm
hoàn toàn đổi thay nhưng thân dường như luôn luôn có mặt; vẫn nóng lạnh đau nhức và
bệnh hoạn. Thế nhưng nhờ tâm đã biến đổi nên nó nhìn sinh, già, đau, chết dưới ánh
sáng chân lý.
183. Có người hỏi Ajahn Chah về sự giác ngộ, Ajahn Chah trả lời: "Giác ngộ chẳng có
gì khó hiểu. Chỉ lột vỏ chuối ra bỏ vào miệng là bạn sẽ biết ngay hương vị của nó. Bạn
phải thực hành để tự mình chứng ngộ, và bạn cần phải kiên trì. Nếu thành đạo dễ dàng
thì mọi người đã làm rồi. Tôi bắt đầu vào chùa từ lúc tám tuổi và trở thành một nhà
sư đã hơn bốn mươi năm; còn bạn thì chỉ muốn hành thiền một hai đêm thôi để đi
thẳng đến Niết bàn. Đâu phải chỉ cần ngồi xuống là tức khắc giác ngộ. Không phải chỉ
cần một người nào đó gõ vào đầu bạn một cái là bạn thành đạo ngay.
Bạn không cần phải hoàn toàn đắc đạo mới có thể hướng dẫn người khác. Chỉ cần
thành thật với họ và nói cho họ những gì bạn biết từ chính tâm bạn. Hãy nói cho người
ta biết những gì trong khả năng của bạn. Đừng giả vờ như có thể nhấc được tảng đá to
trong khi bạn chỉ có thể nhấc tảng đá nhỏ. Người ta sẽ không cảm thấy khó chịu nếu
biết bạn đang thực hành vàđang làm việc. Thế rồi cuối cùng bạn có thể nhấc được tảng
đá to.
184. Đường lối của thế gian là làm việc gì cũng kỳ vọng để được đền đáp trở lại, nhưng
trong Phật giáo, chúng ta làm mà không cần sự đền đáp. Tuy nhiên, nếu chẳng muốn gì
cả, thì sẽđược cái gì? Chẳng được gì cả! Những gì chúng ta có được chỉ là nguyên nhân
của sự đau khổ mà thôi. Như vậy, thực hành để chẳng được gì cả, nhưng tâm bình an
tĩnh lặng là được rồi!
185. Đức Phật dạy chúng ta hãy buông bỏ tất cả những gì có bản chất tạm bợ, không
vững bền. Nếu buông bỏ, bạn sẽ thấy chân lý. Nếu không buông bỏ, bạn sẽ không thấy
rõ sự thật. Chỉ có vậy thôi! Và khi trí tuệ khai mở rồi, thì nhìn đâu bạn cũng thấy chân
lý.
186. Một cái tâm trống không, không có nghĩa là chẳng có gì trong đó cả. Nó không có
phiền não, nhưng nó có đầy trí tuệ.
187. Người ta chẳng chịu suy nghiệm về sự già, đau, chết. Họ chỉ muốn nói đến không
già, không đau, không chết. Thế nên, họ chẳng bao giờ hưởng được hương vị của Giáo