nước trỗi dậy mạnh mẽ trong lớp trẻ chúng tôi, gạt nhanh đi những cái gì là
riêng tư, sẵn sàng đi vào nhiệm vụ mới.
Tây tiến mà sau đó chúng tôi được phổ biến là tỉnh Sơn La và Lai Châu
- một vùng suối sâu, đèo cao, rừng rậm, dân thưa và đói nhưng lại lắm giặc
giã, bất an. Ở Sơn La lúc ấy cơ sở Đảng và đoàn thể cứu quốc yếu nên ta
phái một đại đội và hai trung đội từ Sơn Tây, Phú Thọ lên phối hợp với tự
vệ địa phương cướp chính quyền. Còn ở Lai Châu, ta chưa tổ chức được các
đoàn thể cứu quốc, chưa có cơ sở Đảng, chính quyền còn nằm trong tay bọn
Quốc dân đảng và tay sai Nhật. Tháng 10 năm 1945, đại diện Chính phủ lên
thương lượng lập chính quyền cách mạng nhưng không thành công.
Hai tiểu đoàn Pháp chạy dạt sang Vân Nam (Trung Quốc) sau ngày Nhật
đảo chính (9/3) nay trở lại Lai Châu. Tên thổ ty Đèo Văn Long đưa Pháp về
chiếm thị xã vào đầu tháng 11 năm 1945, lăm le chờ thêm tàn quân của A-
léc-xăng-đri (tướng chỉ huy quân Pháp miền Bắc Đông Dương) tăng viện
cũng từ Vân Nam tràn về, chiếm đóng trở lại hai tỉnh phía tây này.
Nhận thức được âm mưu thâm hiểm của kẻ địch, tháng 11 năm 1945,
Trung ương Đảng quyết định thành lập Mặt trận Tây Bắc và giao cho Bộ
Tổng Tham mưu điều động lực lượng, tổ chức chiến đấu.
Tình hình thật khẩn trương. Trên thực tế lúc này, ở hai đầu đất nước, Sài
Gòn và Lai Châu đang trực tiếp đương đầu với quân đội Pháp trở lại xâm
lược lần thứ hai. Nhưng đồng bào Lai Châu thiệt thòi là không được biết,
không hình dung cái cảnh tưng bừng đón nhận cuộc sống độc lập, tự do dù
chỉ một giờ.
Thực hiện mệnh lệnh điều quân của Bộ Tổng Tham mưu mà anh Phạm
Ngọc Mậu vừa trực tiếp xuống giao, đại đội Lê Thám chúng tôi khẩn
trương chuẩn bị, ai quê Hà Nội được về thăm, hai mươi tư giờ sau phải có
mặt, còn những người lính gia đình ở xa như tôi thì nằm liền tại đơn vị để
kịp ngày lên đường. Từ đình Soi Sở rẽ sang Xuân Mai theo đường số 6