nào, các tuyến phòng thủ chỉ có thể chùng nhưng không thể đứt.” Đó là kết
luận của tướng A-bram - tư lệnh quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam khi trở lại
Mỹ báo cáo với tổng thống Mỹ Ních-xơn.
Còn Nguyễn Văn Thiệu phụ họa thêm: “Việt cộng (tức Quân giải phóng)
đã quay về với chiến thuật du kích, chứ không thể đánh lớn. Những trận
đánh lớn nổi bật chỉ có thể nổ ra sớm nhất là vào tháng 7 hoặc tháng 8.” Có
lực lượng mạnh trong tay, lại thấy mùa khô đã đi qua hơn bốn tháng êm ả,
ngày 9/3/1972, bọn ngụy tổ chức rùm beng kỷ niệm lần thứ 17 ngày thành
lập sư đoàn 5. Thiệu lên tận Lai Khê với tư cách vừa là tổng thống vừa là tư
lệnh cũ của sư đoàn này, gắn lon và mề đay cho một loạt tướng tá ngụy và
truyền lệnh cho các chiến đoàn dưới quyền mở cuộc hành quân kéo dài dọc
biên giới phía tây lùng sục xuống tận Thủ Dầu Một, Biên Hòa nhằm “đẩy
trận tuyến của cuộc chiến tranh ở vùng xung quanh Sài Gòn sang lãnh thổ
Campuchia”.
Và cho đến lúc chiến sự tại Trị Thiên ở mức nguy kịch, Tây Nguyên
căng thẳng, sáng 2 tháng 4, căn cứ Xa Mát nằm trên đường 22 bị ta đánh
chiếm bằng một đòn tiến công mạnh mẽ chưa từng thấy ở chiến trường
miền đông từ trước đến nay, thì địch vẫn cho đây là hoạt động nghi binh của
đối phương.
Đến lúc ấy chúng tôi mới thật sự thở phào như cất được gánh nặng lo
lắng về sự sơ suất có thể xảy ra trong kế hoạch tạo thế bất ngờ chiến dịch.
Từ tháng 7 năm 1971, Thường trực Bộ chỉ huy Miền cùng Bộ tư lệnh
chiến dịch có chương trình họp tiếp tục quán triệt sâu hơn nữa về Nghị
quyết tháng 5 của Bộ Chính trị và Nghị quyết tháng 6 của Quân ủy Trung
ương, trên cơ sở đó hình thành dần quyết tâm chiến dịch để có định hướng
cho các bước triển khai cụ thể trên các mặt tham mưu, chính trị, hậu cần.
Những buổi trao đổi như thế diễn ra với tinh thần trách nhiệm cao của
những người dự họp, trong không khí dân chủ, hào hứng, ai cũng phấn