Hệ thống phòng thủ Phước Long mang kiểu dáng một tập đoàn cứ điểm
quy mô nhỏ nhưng có thế chân kiềng của chi khu quân sự Phước Bình -
điểm cao núi Bà Rá - thị xã Phước Long.
Mỗi mục tiêu chủ yếu đó có nhiều đồn bốt nhỏ tạo thành các lớp vành
đai ngăn chặn, bảo vệ liên hoàn. Trong ta, mục tiêu chân kiềng đó, thị xã
Phước Long là quan trọng nhất. Nó nằm trên dãy đồi cao phía tây bắc Bà
Rá, rộng hai ki-lô-mét vuông, bao quanh nó về phía bắc và phía đông là
sông Bé, bờ sông dốc đứng, phía tây nam là khu Sơn Giang, suối Dung và
hồ Long Thủy sình lầy rậm rạp.
Sự phản ứng của lực lượng địch tại chỗ chắc chắn điên cuồng hơn,
ngoan cố hơn. Qua Bù Đăng, Đồng Xoài cho thấy kẻ địch không dễ dàng
tháo chạy, không dễ dàng chịu ta bắt làm tù binh, càng không thể có hàng
binh khi chưa bị ta dồn vào tình thế bất khả kháng. Trái lại, nếu ta sơ hở và
kẻ thù còn dựa được vào công sự, hầm hào, chúng chỉ là tàn quân của nhiều
đơn vị cũng co cụm lại dựa vào nhau chống lại ta.
Rõ ràng càng về cuối cuộc chiến tranh, khi mà “Việt Nam hóa chiến
tranh” đạt tới đỉnh cao, thì bên cạnh tính chất xâm lược không hề thay đổi,
cuộc chiến tranh ít nhiều còn mang tính chất nội chiến, đối kháng về ý thức
hệ. Đại bộ phận binh sĩ và hạ sĩ quan vẫn chỉ là nạn nhân, còn tầng lớp sĩ
quan, nhất là sĩ quan lớp tướng tá thì chống đối đến cùng và tìm mọi thủ
đoạn lừa mị mua chuộc, kìm kẹp, không chế buộc binh sĩ dưới quyền phải
chống lại, “tử thủ”.
Đánh vào thị xã Phước Long ta sẽ gặp phải sự chống đối này, vì ở đây
có sở chỉ huy tiểu khu, có cơ quan hành chính tỉnh. Trận chiến đấu chắc
chắn diễn ra không thể dễ dàng.
Tôi đã trình bày những suy nghĩ những bài học rút ra của mình trong
cuộc hội ý, họp bàn trong Bộ tư lệnh và Đảng ủy Quân đoàn để cùng nhau
trao đổi xem xét trước khi có một quyết tâm chiến đấu chung, tìm ra những