CHẶNG ĐƯỜNG MƯỜI NGHÌN NGÀY - Trang 402

phá kết hợp với dùng dao, kéo để cắt rào, dùng ván gỗ, bao tải để bộ đội
vượt qua nhiều lớp rào kẽm gai, đến 9 giờ mới đánh chiếm được khu két
nước, trung tâm tuyển mộ tân binh, ty cảnh sát, trận địa pháo. Một sự phối
hợp không hẹn nhưng rất đẹp giữa đại đội 7 Trung đoàn 2 (sư đoàn 9) và
đại đội 7 Trung đoàn 141 (sư đoàn 7) trong đánh chiếm dinh tỉnh trưởng;
chiến sĩ Nguyễn Văn Hoan của đại đội 7, Trung đoàn 141 đã cắm cờ
“Quyết chiến quyết thắng” lên nóc nhà tỉnh trường Phước Long vào lúc 10
giờ 30 phút.

Từ đây cuộc tiến công có thêm nguồn cổ vũ mạnh mẽ. Các đơn vị phối

hợp chiến đấu nhịp nhàng ăn khớp. Đến chiều ngày 6 tháng 1, Trung đoàn 2
(sư đoàn 9) đảm nhiệm mũi tiến công từ phía nam lên phối hợp cùng Trung
đoàn 165 (sư đoàn 7) từ phía bắc đánh xuống, hợp điểm tiến công hầm
ngầm sở chỉ huy trung tâm hành quân - vị trí cố thủ cuối cùng của tiểu khu,
cũng là vị trí cuối cùng của quân đồn trú thuộc tiểu khu Phước Long bị tiêu
diệt.

Mười chín giờ ngày 6/1/1975, thị xã Phước Long hoàn toàn giải phóng,

cũng là thời điểm kết thúc thắng lợi đợt ba chiến dịch Đường 14 - Phước
Long.

Chiến thắng Đường 14 - Phước Long chẳng những đã tạo ra một địa bàn

chiến lược, ta có thêm một vùng giải phóng rộng lớn, hoàn chỉnh mà còn
góp phần làm thay đổi đáng kể tương quan về thế trận tại chiến trường
Đông Nam Bộ. Ta đã tiêu diệt một tiểu khu của quân đoàn 3 ngụy, bẻ gẫy
được một mắt xích trong tuyến phòng thủ Sài Gòn của địch, làm cho hướng
tây bắc Sài Gòn trở thành mảng yếu, uy hiếp trực tiếp phía đông đường 13,
làm suy yếu hệ thống phòng thủ của địch trên hướng bắc Sài Gòn.

Chiến thắng Đường 14 - Phước Long có ý nghĩa như một “trận trinh sát

chiến lược”. Qua sự kiện Phước Long ta hiểu địch hơn. Quân ngụy Sài Gòn
không đủ khả năng đối phó cùng một lúc với nhiều hướng tiến công của ta;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.