dội, để lại một thị xã tan hoang sau đợt tiêu thổ đó. Vài năm sau khi miền
Nam hoàn toàn giải phóng, có dịp thăm lại, gặp các đồng chí lãnh đạo thị xã
và huyện Phước Long trong niềm vui tái ngộ, đủ chuyện hàn huyên, nhưng
ai cũng thấy tiếc. Giá ngày đó không phá thì bây giờ ta có một thị xã nhỏ
xinh với những dấu tích lịch sử khó quên, sẽ là một tụ điểm du lịch hấp dẫn.
Xin được trở lại chuyện đang kể cùng bạn đọc.
Vào lúc 2 giờ 30 phút ngày 6 tháng 1, sở chỉ huy tiền phương quân đoàn
nhận được điện báo cáo của Trung đoàn 2 (sư đoàn 9): “Đã triển khai xong
việc chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công theo quy định.”
Tất cả chúng tôi nhẹ nhõm thở phào.
Ngày 6/1/1975!
Giờ phút mong đợi đã đến. Chắc thắng nhưng vẫn hồi hộp trong mỗi
chúng tôi ở sở chỉ huy tiền phương chiến dịch. Mờ sáng, kim đồng hồ chỉ 5
giờ 30 phút, ta đồng loạt nổ súng tiến công theo kế hoạch được chuẩn bị
trong điều kiện khẩn trương, được điều chỉnh trong hai đêm ngày 4 và 5 đầy
căng thẳng.
Địch rút chạy về phía bắc, bị pháo binh và bộ binh ta đánh hất trở lại
buộc chúng phải quay về thị xã tìm cách chống trả trong trạng thái số đông
là sĩ quan đều thủ một ba lô gạo sấy, thịt hộp, địa bàn và một mảnh bản đồ
vùng Kiến Đức để tháo chạy khi bị dồn vào bước đường cùng.
Trên đường đánh vào sào huyệt cuối cùng của tỉnh Phước Long, ngay từ
giờ đầu nổ súng, Trung đoàn 165 không phát triển được vì bị địch ngăn
chặn; Trung đoàn 141 có xe tăng dẫn đầu cũng phải vất vả trong tổ chức
tiến công tiêu diệt đại đội biệt kích dù phản kích.
7 giờ 30 phút Quân đoàn quyết định đưa Trung đoàn 2 (sư đoàn 9) bước
vào chiến đấu ở hướng tây thị xã phải mất nhiều thời gian. Vừa dùng bộc