ngăn ta lập địa bàn áp sát Sài Gòn. Nhưng Bộ chỉ huy Miền và Bộ tư lệnh
Quân đoàn sau khi phân tích đã quyết định chọn Dầu Tiếng là mục tiêu chủ
yếu cần tiến công trước trong đợt hai chiến dịch hoạt động tạo thế mùa khô
1974 - 1975.
Dầu Tiếng đối với tôi và Sư đoàn 9 trở nên thân quen, gắn bó từ lâu.
Rừng cao su Dầu Tiếng đã trở thành “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”;
những tên làng 8, làng 10, làng 12, làng 14... là những địa danh đùm bọc
chúng tôi những ngày đầu đánh Mỹ, đã khiến chúng tôi nhức nhối mỗi khi
nhìn về phía chi khu, thấy địch vẫn còn đó; chúng kìm kẹp khống chế,
khủng bố nhân dân trong các ấp chiến lược.
Dầu Tiếng đã nhiều lần ghi trong kế hoạch tác chiến của chúng tôi.
Ngay sau khi kết thúc chiến dịch Phước Long - Đồng Xoài tháng 6 năm
1965, anh Thanh lệnh cho Sư đoàn mở tiếp chiến dịch Dầu Tiếng, kết hợp
đánh viện, thừa thắng phât triển xuống Bến Cát, Bình Dương hỗ trợ nhân
dân đô thị nổi dậy đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc
Mỹ.
Và bây giờ là lần thứ ba, Dầu Tiếng lại được chọn làm mục tiêu tiến
công. Vì Dầu Tiếng (chứ không phải An Lộc, Chơn Thành) có vị trí quan
trọng đặc biệt cả về chiến dịch, chiến lược trong cuộc tổng tiến công và nổi
dậy, thực hiện kế hoạch hai năm giải phóng hoàn toàn miền Nam. Dầu
Tiếng nằm giữa ba tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long được giải quyết,
ta có một bàn đạp rất quan trọng có thể đưa những binh đoàn lớn từ phía
bắc theo hai đường 14 và 13 áp sát tuyến phòng thủ cơ bản của địch, tiến
đánh Sài Gòn từ phía tây bắc. Dầu Tiếng được giải quyết sẽ uy hiếp trực
tiếp Chơn Thành, An Lộc, càng đẩy các căn cứ quân sự chủ yếu này rơi vào
thế bị cô lập, buộc phải rút bỏ; đồng thời hỗ trợ cho hướng Tây Ninh.
Sự mong đợi từ lâu nay được thực hiện trong bối cảnh tiến công giải
phóng, chứ không như trước chỉ là thực hiện đánh điểm diệt viện, ta vẫn
thắng nhưng chưa giải phóng được đất đai. Tiến công Dầu Tiếng thắng lợi,