nhiều phía (kể cả pháo ở Hồng Cúm) bắn cản dữ dội; 20 giờ 45 phút trung
đội đầu cầu của đại đội này thực hành xung phong. Đây là trung đội còn lại
của đại đội, vì phần lớn những người lọt vào cứ điểm của địch đều mang
thương tích, loại khỏi lực lượng chiến đấu.
21 giờ 27 phút địch lại tổ chức phản kích. Phần lớn các chiến sĩ đều bị
thương nặng, hoặc ù tai, hoặc điếc vì bom đạn địch.
Chúng tôi vẫn tiếp tục tổ chức chiến đấu. Đại đội 606 được lệnh dừng
lại củng cố rồi lại tiếp tục tiến công; đại đội 618 được trung đoàn đưa từ
phía sau lên tăng viện bước vào chiến đấu.
Cửa mở hẹp mà hỏa lực địch tập trung vào đó để cản ta.
Nhưng tất cả nhanh chóng vận động, vọt tiến, lọt được vào chiều sâu
trận địa địch.
Đến 4 giờ 20 phút, tiểu đoàn 16 diệt gọn một đại đội địch còn lại, đánh
chiếm hoàn toàn điểm cao 505, kết thúc trận đánh sau nhiều đợt tiến công
kéo dài gần mười tiếng đồng hồ.
Đứng trên đỉnh cao 505, 505A mới thấy hết giá trị của các vị trí này -
bằng phẳng, nằm cạnh đường 41, tiếp sau nó là hàng loạt các điểm cao khác
nối nhau: 506, 507, 508, 509 chạy thẳng vào sân bay Mường Thanh và vào
sở chỉ huy trung tâm Mường Thanh không còn xa nữa, mới cắt nghĩa được
vì sao cái giá đắt phải trả khi ta đánh chiếm được 505. Đây là năm cứ điểm
đệm yểm trợ đồng thời là những vỏ thép bảo vệ sở chỉ huy trung tâm.
Ngày 5 tháng 5, trung đoàn lệnh các đồng chí Nguyễn Cẩm, Trần Quải,
tiểu đoàn trưởng và chính trị viên tiểu đoàn 130, Đinh Đình Sành, tiểu đoàn
trưởng tiểu đoàn 166, Nguyễn Măng, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 154 và một
số cán bộ đại đội, trong đó có Tạ Quốc Luật, đại đội trưởng, Công Bình
chính trị viên đại đội 360 lên thực địa bàn kế hoạch tiến công tiếp tục. Vì
đây là trận đánh then chốt nên cũng có mặt đầy đủ các đồng chí trong ban