Con “người hùng” này có cái may mắn, chục năm sau được nhận chức
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp. Tuy nhiên những gì là thảm kịch ở Điện Biên
Phủ, Bi-gia vẫn không quên, vẫn kể rất đầy đủ khi nhà báo Mai-kơn Mắc-
lia đến ngỏ ý định viết thiên ký sự “Cuộc chiến tranh mười ngàn ngày”. Từ
sau đợt hai của chiến dịch bắt đầu, quân sĩ hoang mang, những trận phản
kích giảm dần, thì tổng chỉ huy các lực lượng phản kích Bi-gia thường ngày
chi còn làm một việc chỉ huy trấn an tư tưởng: “Tôi vẫn nói cho binh sĩ tôi,
chúng ta cố giữ lâu được một ngày nữa. Rồi người Mỹ sẽ đến!”
Và Bi-gia kể tiếp cái ý định cố gắng tuyệt vọng cuối cùng rút sang Lào
định thực thi vào sáng 7 tháng 5 như sau: “Chúng tôi nhặt nhạnh vài vị chỉ
huy tiểu đoàn và bàn đến việc tháo chạy. Họ nói: Không, không còn cái giá
nào lúc này nữa đâu. Chúng tôi có thể chết xứng đáng. Chúng tôi làm sao
mà có thể ra khỏi đây nổi một trăm mét thôi! Đờ Cát-xtơ-ri báo cho Hà Nội:
‘Thế là hết!’ Na-va trả lời qua máy vô tuyến điện thanh: ‘Đừng giơ cờ
trắng, chỉ ngừng chiến đấu thôi!’”
Như vậy, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi vào lúc 17 giờ
ngày 7/5/1954, khi Trung đoàn 209 chúng tôi tiến vào sở chỉ huy trung tâm
Mường Thanh, bắt sống tướng giặc Đờ Cát-xtơ ri cùng toàn ban tham mưu
của ông ta.
Lòng chảo Điện Biên Phủ bị hun nóng suốt năm mười lăm ngày đêm
nay bắt đầu nguội vào lúc thời điểm đã chuyển vào hoàng hôn, mặt trời ngả
dần sang phía tây - sắp khuất sau những dãy núi và chuyển sang bóng đêm
quen thuộc. Nhưng đêm nay là đêm hội chiến thắng. Từ khắp nơi, các đơn
vị đổ về Mường Thanh, đủ thứ thắp sáng để mừng chiến thắng.
Mường Thanh tấp nập, chật ních những người. Hàng binh kéo ra, quân
ta đổ vào, cả sở chỉ huy của tướng Đờ Cát đầy ắp người cũng như ngoài
cánh đồng Điện Biên còn nguyên những khẩu pháo đang nằm rải rác.