Lỗ Như Hoa nhận mình là vịt con xấu xí, nhưng Văn Sơ cho rằng,
trước khi vịt biến thành thiên nga phải bắt làm tù binh, nếu không vịt bay
thì khó mà bắt lại.
Thi hết kỳ, Lỗ Như Hoa tạm dừng buôn bán, tập trung sức lực học tập,
ngoài trừ giờ tự học buổi chiều, mỗi tối cô đều đến phòng vẽ tranh đi luyện
vẽ.
Cô không cố ý lảng tránh Văn Sơ nữa, ngược lại thản nhiên đón nhận
sự giúp đỡ của hắn. Thành tích là quan trọng nhất, điều này Văn Sơ có thể
giúp cô. Văn Sơ quy định cho cô, mỗi ngày phải hoàn thành mấy bức kí
hoạ và phác hoạ. Điều này với cô không phải việc khó, cũng như Lỗ Tự
Ngọc, cô có thiên phú hội họa, chỉ là hai chị em không giống nhau về
hướng đi khi vào đại học. Năng khiếu trời cho và nền móng Văn Sơ xây
cho cô hợp lại thành một ngôi nhà vững chãi.
Nói thẳng, Văn Sơ là một thầy giáo giỏi, nhưng không phải là một
thầy giáo tốt tính. Mỗi lần Lỗ Như Hoa vẽ, hắn rất mau chóng mất kiên
nhẫn, thiếu điều muốn cướp giấy lại vẽ thay, hoàn toàn không ăn khớp với
những cử chỉ và lời nói lúc hắn theo đuổi Lỗ Như Hoa.
Lỗ Như Hoa trong những lúc như vậy chỉ dở khóc dở cười, thông cảm
cho hắn, vì Lỗ Tự Ngọc cũng như thế. Vẽ tranh đối với hai người họ, đã
gần như là sinh mệnh.
Từ phòng vẽ tranh ra, Văn Sơ luôn kiên trì đưa Lỗ Như Hoa về ký túc
xá. Mặc kệ cô đồng ý hay phản đối, hắn “mạnh mẽ” bước vào cuộc sống
của cô, giúp cô đẩy cái xe đạp rách nát mỗi khi trở chứng, lúc phải tránh
người qua lại còn mạnh mẽ giữ chặt tay cô hoặc ôm vai cô.
Lỗ Như Hoa cũng không cự tuyệt, vì cự tuyệt thường thường không có
kết quả. Văn Sơ cố chấp dùng cách của hắn xuất hiện ở trước mặt cô. Với
việc này, Lỗ Như Hoa hơi cảm động, nhưng vẫn dấy lên nỗi lo sợ mơ hồ,