CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 225

như là chúng chẳng đi đến thành công.” Ông lập luận, vì vậy, có lẽ nên tạm thời
hủy bỏ một số phương thức quản lý Cộng sản truyền thống vì sự phát triển của
nền kinh tế. “Hiện tại, có vẻ như cả công nghiệp lẫn nông nghiệp đều không thể
tiến lên được nếu ban đầu không lùi lại một bước.”

[46]

Những nỗ lực của Đặng Tiểu Bình đã giúp làm sống lại nền kinh tế của Trung

Quốc vào giữa những năm 1960 nhưng cũng góp phần dẫn đến rạn nứt giữa ông
với Mao Trạch Đông. Năm 1966, Mao Trạch Đông lại gây ra biến động tại
Trung Quốc thông qua một đại phong trào khác: Cách mạng văn hóa. Mao cho
rằng giới lãnh đạo của Đảng đã không thúc giục đất nước tiến về phía trước đủ
nhanh để đạt tới một xã hội cộng sản. Ông tổ chức thanh niên Trung Quốc thành
những đội gọi là Hồng vệ binh có nhiệm vụ đi truy lùng giới giáo viên, thành
phần trí thức, cán bộ chính quyền và nhiều nhân vật có chức có quyền khác bị
tình nghi là những phần tử tư sản tự do hủ hóa. Mao Trạch Đông cũng kiên
quyết sử dụng phong trào này để củng cố quyền lực của mình trong toàn Đảng.
Những người mà Mao cho là đang vượt xa sự kiểm soát của mình sẽ trở thành
mục tiêu chính trong cuộc cách mạng mới của Mao.

Đặng Tiểu Bình gần như đứng đầu trong danh sách ấy. Ông chịu sự tấn công

của các thành phần cực đoan trong Đảng vì các chính sách kinh tế của ông sau
“Đại nhảy vọt”, trong đó có nỗ lực phi tập trung hóa nông nghiệp. Mao Trạch
Đông khó chấp nhận vai trò hoạch định ngày càng độc lập của Đặng Tiểu Bình.
Mao phàn nàn: “Đặng Tiểu Bình không bàn bạc, hỏi ý kiến tôi về bất cứ một
điều gì. Tôi thực sự cảm thấy khó chịu khi bị đối xử giống như một bậc tiền bối
thiên cổ.” Trong một hội nghị của Đảng cuối năm 1966, Mao Trạch Đông lệnh
cho Đặng Tiểu Bình phải “tự phê bình”. Trước áp lực ghê gớm, Đặng Tiểu Bình
buộc phải đầu hàng. Tự gọi mình là một “trí thức tiểu tư sản”, ông thừa nhận
trước Đảng rằng mình đại diện cho một lối tư duy “tư sản sai lầm”. “Lời thú tội”
của Đặng Tiểu Bình chỉ càng làm cho vấn đề thêm xấu đi. Năm 1967, lực lượng
Hồng vệ binh đã tố cáo ông là một “tên đi theo đường lối tư bản” và tổ chức
nhiều “đại hội đấu tố” tại nhà của ông ở Bắc Kinh. Trong một phiên “đấu tố”,
những tên Hồng vệ binh trẻ đã buộc Đặng Tiểu Bình phải quì gối trước chúng
trong tư thế hai tay quặt cao về phía sau hay còn gọi là “tư thế đi máy bay”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.