CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 141

sẽ đem lại những thị trường có sẵn cho hàng hóa sản xuất tại Singapore. Các nhà
máy do những MNC này xây dựng sẽ xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nội
địa của họ và sang những quốc gia công nghiệp khác. Lý Quang Diệu giải thích:
“Chúng tôi lúc đó đón chào những công ty đến từ các nước công nghiệp phát
triển cao và có công nghệ tiên tiến. Họ sẽ mang đến cho chúng tôi những công
nghệ đời thứ hai hoặc thứ ba nhưng bao nhiêu đó thôi cũng đủ đối với chúng tôi
rồi. Họ cũng sẽ đem lại cho chúng tôi những kỹ năng quản lý mà chúng tôi
không có.”

[46]

Lý Quang Diệu đặc biệt thích săn đón các MNC Mỹ, những công

ty mà ông gọi là “niềm hi vọng tốt đẹp nhất” của Singapore. Các MNC Mỹ có
thể tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn với những khoản đầu tư lớn hơn, cung cấp
những công nghệ tốt hơn những nhà đầu tư đến từ các nước khác.

[47]

Hai tháng

đi nghiên cứu, học tập tại trường đại học Harvard vào năm 1968 của Lý Quang
Diệu đã thuyết phục ông tin rằng chiến lược này rất hứa hẹn. Ông đã dành thời
gian ở đó để bàn luận về nền kinh tế toàn cầu cùng với các nhà lãnh đạo kinh
doanh và các nhà kinh tế học. Lý Quang Diệu phát hiện các công ty Mỹ “đang
trên đà mở rộng”. Ông nhận xét: “Họ đang trong giai đoạn phát triển năng động
và sẽ hướng ra nước ngoài. Nền kinh tế Mỹ đang lao hết tốc lực về trước. Tôi
nhận thấy họ đang tìm cách cắt giảm chi phí và mở rộng kinh doanh, mở rộng
thị trường, đem về Mỹ nhiều sản phẩm và ngược lại cũng bán nhiều hàng hóa
cho phần còn lại của thế giới. Tôi đột nhiên nhận thấy điều này có thể là câu trả
lời cho những vấn đề của mình.”

[48]

Trong số những nhân vật mà Lý Quang

Diệu đã gặp mặt thảo luận tại Harvard, giáo sư Ray Vernon là người có ảnh
hưởng đặc biệt đến ông. Vernon đã khơi gợi cho Lý Quang Diệu nhận biết được
sức mạnh của giá lao động rẻ trong nền kinh tế thị trường tự do toàn cầu. Theo
Vernon, lương nhân công rẻ có thể được sử dụng để thu hút nguồn vốn đầu tư từ
Mỹ, nước sẵn sàng bỏ tiền vào những cơ hội kinh doanh như vậy ở một tốc độ
nhanh hơn điều mà Lý Quang Diệu trước đó cho rằng có thể xảy ra. Vernon “đã
xua tan niềm tin trước đây của tôi cho rằng các ngành công nghiệp thay đổi từ từ
và hiếm khi chuyển từ một nước phát triển sang một nước kém phát triển hơn,”
Lý Quang Diệu viết. “Giao thông đường biển và đường hàng không giá rẻ
nhưng đáng tin cậy có thể khiến cho việc chuyển các ngành công nghiệp tới một
nước mới trở thành một điều khả thi.”

[49]

Nói cách khác, Lý Quang Diệu đã

chợt hiểu ra những ích lợi kinh tế tiềm ẩn to lớn của xu thế thuê ngoài gia công

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.