CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 139

là “Công trình toi tiền của Ngô Khánh Thụy”. Chính Lý Quang Diệu cũng thừa
nhận rằng chương trình của mình đã có “một sự khởi đầu không như mong đợi”.

[41]

Ngô Khánh Thụy cố gắng xoay xở làm tốt hết sức mình trong tình thế khó

khăn. Nhiều năm sau, khi được hỏi liệu ông có nghi ngờ gì về thành công của
khu công nghiệp Jurong hay không, Ngô Khánh Thụy chỉ trả lời đơn giản: “Khi
anh có quá nhiều thứ phải giải quyết thì anh sẽ không bận tâm lo lắng về việc
liệu các thứ có thành công hay không.” Ngô Khánh Thụy đã dàn dựng nhiều thủ
thuật quan hệ công chúng để tạo ra một ấn tượng rằng Singapore là điểm đến sôi
nổi của nguồn vốn đầu tư mới. Ông tham dự tất cả mọi lễ khai trương các nhà
máy, bất chấp cơ sở kinh doanh đó nhỏ đến cỡ nào. Thỉnh thoảng, Ngô Khánh
Thụy tạo ra nhiều sự kiện quảng cáo đối với chỉ một dự án đầu tư bằng cách tổ
chức nhiều nghi lễ ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của một nhà máy, hết
lễ động thổ, lễ khởi công xây dựng rồi lại đến lễ khai trương sản xuất. Các nhân
viên của ông phải đảm bảo rằng giới phóng viên và nhiếp ảnh luôn luôn có mặt.
Lịch làm việc dày đặc những sự kiện như vậy cộng với sự căng thẳng nặng nề
đã làm tổn hại sức khỏe của Ngô Khánh Thụy . Whisky là thứ thường thấy trong
những dịp lễ này và việc Ngô Khánh Thụy uống nhiều rượu đã dẫn đến hậu quả
là đau gan. Vợ ông đã cố thuyết phục ông chuyển sang dùng trà Trung Quốc
nhưng Ngô Khánh Thụy không chịu vì sợ đánh mất các nhà đầu tư tiềm năng.

Nhà nước trực tiếp bước vào sự nghiệp công nghiệp hóa. Năm 1962, Ngô

Khánh Thụy bắt đầu xây dựng một nhà máy thép ở Jurong, sau này nó trở thành
Tập đoàn Sắt thép quốc gia (National Iron & Steel Mills).

[42]

Chính phủ cũng

đầu tư vào ngành đóng tàu và một công ty vận tải biển, thành lập một hãng hàng
không và một ngân hàng phát triển quốc doanh.

[43]

Tuy vậy, viễn cảnh kinh tế

của Singapore vẫn không tiến triển đủ sáng sủa để đưa Lý Quang Diệu thoát
khỏi tâm trạng chán nản. Trong một chuyến thăm London năm 1968, Marcus
Sieff, một nhà điều hành cấp cao của tập đoàn bán lẻ Marks & Spencers, đã đến
thăm Lý Quang Diệu tại khách sạn nơi ông đang nghỉ lại. Sieff đã thấy Lý
Quang Diệu trên đài BBC và Sieff đến cùng với một lời chào mời hợp tác kinh
doanh. Sieff nhận thấy người Hoa khéo tay của Singapore rất thích hợp với việc
làm ra những loại mồi nhử và lưỡi câu có giá trị cao dùng để câu cá hồi. Mars &

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.