CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 138

đó. Kiến thức của Winsemius về bối cảnh kinh doanh quốc tế là thứ vô giá đối
với Lý Quang Diệu. Nhà lãnh đạo Singapore đã ca ngợi Winsemius là “một
doanh nhân có cái đầu lạnh và thực tế”, người đã “có nhiều đóng góp mà sẽ trở
nên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Singapore”.

[38]

Tình cảnh đáng thương của Singapore khiến cả Winsemius lẫn Tang bị sốc.

Về sau Tang viết: “Chúng tôi hơi bất ngờ về mức độ nghiêm trọng của các vấn
đề khó khăn tại Singapore”. Tang viết: “Tương lai (của Singapore) đúng là đang
treo lơ lửng, dao động vì tác động của các làn gió ý thức hệ đối lập nhau. Có
một câu chuyện đùa đang được lan truyền rằng một nhà máy dự kiến sẽ thành
lập vào thứ hai và tất cả các biểu ngữ đều kêu gào ‘Việc bóc lột công nhân’ cần
phải được ngừng lại vào thứ sáu”.

[39]

Dù vậy, nhóm tư vấn vẫn bắt đầu soạn thảo kế hoạch chi tiết về phát triển

công nghiệp cho Singapore. Winsemius đề nghị chính phủ Singapore thành lập
một cơ quan duy nhất để thu hút và hỗ trợ các nhà đầu tư tư nhân. Hà Lan đã
từng có kinh nghiệm với một tổ chức tương tự vốn hoạt động rất thành công. Lý
Quang Diệu đồng ý và thành lập Ban phát triển kinh tế (Economic Development
Board - EDB) vào năm 1961

[40]

. EDB sau này trở thành động cơ thúc đẩy của

Phép màu tại Singapore, một lực lượng đặc nhiệm sáng tạo và hiệu quả chịu
trách nhiệm phối hợp các bộ ngành chính phủ để khiến cho tiến trình đầu tư
nước ngoài diễn ra suôn sẻ và trở nên hấp dẫn càng nhiều càng tốt. Để hậu thuẫn
cho EDB, Ngô Khánh Thụy phát triển một khu công nghiệp dành cho nhiều nhà
máy mới trên một dải đất bị bỏ hoang ở Jurong thuộc phía tây nam đảo quốc
Singapore với đầy đủ hạ tầng điện, nước, cảng biển và các đầu mối giao thông.

Tuy nhiên, các công ty không đến gõ cửa. Winsemius đã cảnh báo rằng các

nhà đầu tư xem Singapore là nơi chỉ có khả năng sản xuất ra “những loại hàng
hóa đầy lỗi chứ không phải là những mặt hàng có chất lượng đẳng cấp”. Các
quan chức chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xây dựng
những nhà máy sản xuất dầu ăn, mỹ phẩm, nhang muỗi, dầu gội đầu và thậm chí
là viên băng phiến. EDB đã thành lập hai công ty liên doanh tái chế giấy và sản
xuất đồ gốm nhưng cả hai công ty này đều thất bại vì thiếu kinh nghiệm quản lý.
Người dân Singapore chế giễu gọi khu công nghiệp Jurong gần như trống trơn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.